Hệ thống showroom               72 - 74 Nguyễn Cơ Thạch, Khu đô thị Sala, Quận 2, HCM               23 Nguyễn Lương Bằng, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, HCM

7 thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản độc đáo không tưởng

Nội thất phong cách Nhật luôn gắn liền với sự tinh tế và tối giản đến đỉnh cao. Đây là phong cách ngày càng được nhiều gia đình Việt Nam hiện đại ưa chuộng và lựa chọn thiết kế bởi tính sang trọng, tiện nghi và lâu bền của nó. Tuy nhiên, nội thất kiểu […]

Nội thất phong cách Nhật luôn gắn liền với sự tinh tế và tối giản đến đỉnh cao. Đây là phong cách ngày càng được nhiều gia đình Việt Nam hiện đại ưa chuộng và lựa chọn thiết kế bởi tính sang trọng, tiện nghi và lâu bền của nó. Tuy nhiên, nội thất kiểu Nhật luôn có những nét đặc trưng riêng mà không pha lẫn với bất cứ phong cách nhà ở nào. Cùng Trường Thắng điểm qua 7 điều nổi bật trong thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản độc đáo không tưởng sau đây nhé!

7 thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản độc đáo không tưởng

1/ Luôn sử dụng yếu tố thiên nhiên

Dù không chỉ riêng Nhật Bản, mà yếu tố thiên nhiên luôn được các phong cách thiết kế khác ưa chuộng đưa vào nội thất. Nó vừa thể hiện được cảm giác thư giãn, vừa tạo nên bầu không khí thanh mát cho nơi ở.

Tuy vậy, thiên nhiên trong phong cách nội thất Nhật cũng mang những đặc trưng riêng. Con người ở đất nước này thường chọn cây tre hoặc bon sai. Ngoài ra, một số cây có kích thước nhỏ cũng được lựa chọn như phong lan và cọ.

Nhờ sự lựa chọn màu xanh của cây cối trong nội thất, mà không gian sẽ có nhiều màu sắc hơn. Do đó, để biến không gian đậm “chất Nhật”, bạn hãy chọn các loại cây dễ chăm sóc và thông dụng để bày trí trong nhà.

Bên cạnh cây xanh, yếu tố thiên nhiên còn thể hiện qua các khung cửa sổ có kích thước lớn, tạo nên khung cảnh tươi mát ở bên ngoài. Cũng như giúp cho việc đón nhận nguồn gió và ánh sáng tự nhiên vào nhà hiệu quả hơn.

Nhờ sự lựa chọn màu xanh của cây cối trong nội thất, mà không gian sẽ có nhiều màu sắc hơn.

2/ Sử dụng dạng cửa trượt

Cửa trượt trong thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản cũng là một điểm đặc trưng mà bạn có thể bắt gặp ở các kiến trúc đến từ đất nước Hoa Anh Đào. Với chi phí nhà ở tương đối cao, diện tích nhỏ hẹp, thì lựa chọn cửa trượt giúp tiết kiệm chi phí, diện tích hơn nhiều so với cửa thường.

Dạng cửa trượt truyền thống của Nhật được làm bằng khung gỗ, giấy mờ mịn. Thế nhưng trước xu hướng hiện đại, có nhiều công trình còn dùng kính thay cho giấy. Việc sử dụng kính còn cho phép ánh sáng tự nhiên vào nhà dễ dàng hơn.

3/ Dùng nội thất bằng gỗ và tre

Ngoài cây xanh, thiết kế nội thất kiểu Nhật còn dùng đến yếu tố gỗ, tre nhằm mang đến vẻ đẹp bình dị, mộc mạc cho gian phòng. Không cần dùng đến các loại gỗ cứng và có giá thành đắt đỏ như căm xe, xoan đào, sồi,… người Nhật chọn cho mình loại gỗ mềm, chẳng hạn như thông để tiết kiệm và mang lại nét nhẹ nhàng hơn.

Không cần dùng đến các loại gỗ cứng và có giá thành đắt đỏ như căm xe, xoan đào, sồi,… người Nhật chọn cho mình loại gỗ mềm

4/ Thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản chú trọng đến bồn tắm

Là một đất nước mang đậm văn hóa phương Đông, nên các yếu tố phong thủy thường được người Nhật chú ý khi xây nhà. Trong đó, Thủy là yếu tố mà người Nhật chú trọng hơn cả trong những thiết kế của mình. Cùng với đó là văn hóa tắm Onsen đã có từ lâu đời với nhà tắm lộ thiên hòa mình cùng đất trời là điều thân thuộc với người Nhật Bản từ xa xưa. Đó chính là lý do ngày nay người Nhật thường chăm chút, đầu tư cho nhà tắm để biến nó thành nơi thư giãn hoàn hảo trong ngôi nhà.

Cho dù đang sinh sống tại căn hộ nhỏ, những người Nhật luôn có bồn tắm trong nhà. Khi ngâm mình thư giãn trong bồn tắm, lắng nghe những âm thanh nước chảy nhẹ nhàng hoặc kết hợp cùng tinh dầu,… là giải pháp giải tỏa mệt mỏi được người Nhật ưa chuộng tại nhà.

5/ Lối vào mang đặc trưng riêng của Nhật Bản

Sự hiếu khách và lòng yêu mến thiên nhiên thể hiện rõ trong lối vào của những ngôi nhà Nhật. Họ thường dùng kệ giày gỗ, thiết kế để ánh sáng tự nhiên có thể lọt vào. Bên cạnh đó, lối vào từ bên ngoài dẫn vào cũng được lát đá mang đậm tính chất trong thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản.

Thiết kế nội thất kiểu Nhật thường chọn những yếu tố tối giản để tạo nên nếp sống nhẹ nhàng.

6/ Ưu tiên dùng những màu sắc đơn giản

Thiết kế nội thất kiểu Nhật thường chọn những yếu tố tối giản để tạo nên nếp sống nhẹ nhàng. Không giống với phong cách phương Tây tối giản, thường dùng màu sắc chủ đạo là trung tính, trắng. Phong cách nội thất của Nhật thường tận dụng tối đa màu sắc tự nhiên như màu xanh của cây, màu của gỗ hay màu xám của gạch ốp,… Tất cả những điều này đã tạo nên tổng thể màu sắc vô cùng hài hòa, bắt mắt.

7/ Nội thất trong phong cách Nhật Bản

Người Nhật luôn đề cao tính an toàn trong điều kiện thường xuyên chịu ảnh hưởng từ động đất, thiên tai,… Nên những món đồ nội thất thường có chiều cao giới hạn, chúng thấp hơn so với những món đồ nội thất mà bạn thường thấy. Để làm nổi bật nội thất, người Nhật đã kết hợp tinh tế cùng với những chiếc thảm đẹp mắt.

Đặc biệt, người Nhật luôn có một chiếc bàn thấp để ngồi thưởng thức trà, nhâm nhi bữa ăn nhẹ, đọc sách, hoặc tận hưởng giây phút thư giãn, thả hồn sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng.

Chắc chắn với 7 điểm đặc trưng của thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản trên đây, đã đủ khiến bạn “trầm trồ” trước những gì mà người Nhật đang thể hiện. Nếu cần lên ý tưởng thiết kế cho không gian nội thất nhà mình, bạn đừng quên liên hệ đến Trường Thắng để được hỗ trợ!

Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí!

Với phương châm “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn”, Trường Thắng lựa chọn 2 loại gỗ: gỗ sồi trắng (White Oak) và gỗ óc chó (Walnut) vì các đặc tính vượt trội: kháng ẩm, kháng sâu, tính bền, độ ổn định phù hợp với khí hậu nồm ẩm Việt Nam và tính thẩm mỹ cao. Thêm vào đó, Trường Thắng sử dụng nguồn nguyên liệu đạt chứng nhận FSC – Chứng nhận sử dụng nguồn nguyên vật liệu bền vững.

Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tác công phu, thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.

Tin liên quan: