Hệ thống showroom               72 - 74 Nguyễn Cơ Thạch, Khu đô thị Sala, Quận 2, HCM               23 Nguyễn Lương Bằng, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, HCM
Tin Tủ Bếp | 03/10/2019

Cách xác định biên dạng tủ bếp phù hợp cho từng không gian

Bạn đang xây nhà mới và chưa biết bố trí không gian như thế nào? Một vài mẹo sau đây sẽ giúp xác định đúng biên dạng tủ bếp phù hợp cho ngôi nhà của bạn. Nội dung liên quan: Nên chọn nhà bếp không gian mở hay nhà bếp khép kín 5 giải pháp […]

Bạn đang xây nhà mới và chưa biết bố trí không gian như thế nào? Một vài mẹo sau đây sẽ giúp xác định đúng biên dạng tủ bếp phù hợp cho ngôi nhà của bạn.

Nội dung liên quan:

Một trong những quyết định mà bạn phải đưa ra trong quá trình xây dựng nhà mới là bố trí không gian bếp. Để đưa ra lựa chọn đúng đắn, bạn cần tìm hiểu cụ thể hơn về một số kiểu biên dạng tủ bếp thông dụng hiện nay. Vì thế Trường Thắng sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về từng kiểu bếp, ưu và nhược điểm cùng các mẹo xác định biên dạng bếp phù hợp.

Một số bố cục tủ bếp phổ biến nhất hiện nay

1. Bếp chữ I

Với biên dạng bếp chữ I, toàn bộ hệ tủ bếp được lắp trên cùng một mảng tường. Kích thước của nhà bếp có thể dài hoặc ngắn tùy thuộc vào diện tích phần tường được chọn để lắp đặt. Mẫu bếp này thích hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau từ cổ điển đến hiện đại.

Luồng công việc theo biên dạng bếp chữ I tính từ phải sang trái gồm có: Tủ lạnh, tủ vật dụng, bồn rửa, khu sơ chế và bếp nấu. Bạn có thể lắp đặt cả tủ sàn và tủ treo. Tuy nhiên, tủ treo nên được hạn chế đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ, hẹp hoặc ít người như căn hộ studio. Đó là vì chúng có thể tạo cảm giác chật hẹp hơn cho căn bếp của bạn.

* Ưu điểm:

  • Phù hợp không gian nhỏ và lớn
  • Di chuyển thoải mái, không – bị cản trở
  • Dễ thiết kế và tiết kiệm chi phí
  • Tạo không gian bếp mở

* Nhược điểm:

  • Không gian mặt bàn bếp và lưu trữ bị hạn chế
  • Hạn chế số lượng người thao tác trong cùng 1 lúc
  • Hạn chế số lượng thiết bị lắp đặt kèm
  • Không có chỗ ngồi

2. Bếp song song (2 chữ I)

Bếp song song phù hợp với nhà bếp riêng biệt và hẹp về bề ngang hoặc trường hợp nhà bếp nằm trên lối đi hay thông với ban công hoặc cửa. Một bên của hệ tủ được chọn để đặt tủ lạnh và bồn rửa, bên còn lại được chọn làm khu sơ chế và khu nấu. Khoảng cách tối thiểu giữa hai bên không được ngắn hơn 1,3m.

* Ưu điểm:

  • Phù hợp không gian bếp riêng biệt, dài và hẹp 
  • Tăng thêm không gian lưu trữ
  • Phân chia riêng biệt khu ướt và khu khô

* Nhược điểm:

  • Phần không gian giữa 2 khu bếp bị thu hẹp
  • Hạn chế về chỗ ngồi
  • Phần tường chắn thường là mảng không gian chết

3. Bếp chữ L

Tủ bếp sẽ được bố trí theo hình dạng chữ L bởi sự kết nối giữa một hệ tủ dài và một hệ ngắn hơn. Bếp chữ L là kiểu bếp được lựa chọn lắp đặt nhiều nhất ở Việt Nam. Biên dạng này phù hợp với hầu hết mọi không gian đặc biệt là nhà nhỏ.

* Ưu điểm:

  • Phù hợp không gian nhỏ
  • Giải quyết vấn đề lưu trữ và không gian nấu nướng
  • 1 nhánh chữ L có thể dùng làm bàn ăn và khu tiếp khách

* Nhược điểm:

  • Khoảng cách giữa khu nấu và tủ lạnh có thể nằm cách khá xa nhau.
  • Tủ góc bếp khó tiếp cận

4. Bếp chữ U

Bếp chữ U phù hợp với nhà bếp có không gian vừa và lớn. Biên dạng này cho phép sử dụng được nhiều không gian lưu trữ và hoạt động thoải mái. Tuy nhiên, cần bố trí các khu vực trong bếp theo nguyên tắc tam giác hoạt động để rút ngắn quãng đường di chuyển khi nấu nướng.

* Ưu điểm:

  • Phù hợp không gian rộng rãi
  • Gia tăng không gian lưu trữ
  • Mặt bàn bếp mở rộng, có nhiều không gian nấu nướng
  • Có khu vực tiếp khách
  • Đặt được nhiều bếp

* Nhược điểm:

  • Tạo cảm giác chật hẹp cho nhà bếp nhỏ
  • Phức tạp trong bố trí thiết bị                
  • Góc bếp nhiều gây khó khăn khi lấy đồ đạc hoặc phải sử dụng thêm nhiều phụ kiện lưu trữ dành cho bếp
  • Tốn công vệ sinh

5. Bếp đảo

Ngoài ra, các cấu hình bếp nêu trên đều có thể kết hợp thêm với đảo bếp. Bếp đảo được dùng khá nhiều ở những khu nhà có diện tích lớn, đông người hoặc hay tiếp khách nhờ một số ưu điểm về lưu trữ, khu làm việc, khu đặt thiết bị. 

Đảo bếp chính là 1 bộ phận của hệ tủ bếp nhưng được bố trí tách rời và không dựa vào tường, thông thường đảo bếp sẽ được đặt ở chính giữa, tạo sự cân đối và hài hòa với gian bếp của gia đình. Đảo bếp không chỉ là điểm nhấn, thiết bị trang trí trong phòng bếp mà nó còn có rất nhiều công dụng khác nhau: tạo sự tiện nghi khi nấu nướng – có thể đứng ở nhiều hướng khác nhau khi vào bếp, không gian để cất giữ đồ đạc,…

* Ưu điểm:

  • Tạo ra không gian rộng rãi, thoải mái cho việc nấu nướng và trang trí thức ăn. Thiết kế của phần đảo cho phép người dùng có thể đứng bếp ở 4 hướng khác nhau, tạo sự linh hoạt khi nấu nướng. 
  • Nhiều người có thể nấu nướng và chuẩn bị đồ ăn.
  • Trên bàn đảo bếp, bạn cũng có thể lắp đặt thêm một chậu rửa với một kích thước vừa phải để thuận tiện cho việc rửa rau quả.
  • Mở rộng không gian lưu trữ và giúp phân chia hợp lý khu vực nấu nướng.

* Nhược điểm:

  • Tốn diện tích để đặt đảo bếp
  • Tăng ngân sách đầu tư

Mẹo xác định bố cục tủ bếp phù hợp cho từng không gian

Để biết biên dạng nào là phù hợp, hãy chú ý đến diện tích thực tế nhà bạn. Bếp chữ I là lựa chọn lý tưởng cho nhà nhỏ. Biên dạng bếp song song và bếp chữ L là hai phương án phù hợp cho các căn hộ vừa và nhỏ. Nếu quan tâm đến mô hình bếp mở, bạn nên lựa chọn bếp chữ L hoặc bếp chữ I. Trong khi đó, bếp chữ U và bếp đảo lại đòi hỏi diện tích lắp đặt lớn hơn.

Một số hỗ trợ chuyên môn là cần thiết trong trường hợp này. Với kinh nghiệm hơn 15 thiết kế và thi công tủ bếp gỗ tự nhiên, đội ngũ chuyên viên Trường Thắng sẽ đưa ra giải pháp tủ bếp phù hợp nhất dựa trên thực trạng của nhà bạn.

Liên hệ ngay với Trường Thắng để được tư vấnmiễn phí:

  • SĐT: (028) 2246 5786
  • Hotline: 0907 000 268
  • Email: info@truongthang.vn

Có thể bạn quan tâm: