Thịt cá, rau củ và thức ăn của bạn sẽ giữ được độ tươi ngon đến cả tuần khi áp dựng đúng những cách lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh sau đây. Mời bạn xem ngay bài viết này! Công việc bận rộn suốt cả tuần khiến cho ngày nghỉ cuối tuần càng quý […]
Thịt cá, rau củ và thức ăn của bạn sẽ giữ được độ tươi ngon đến cả tuần khi áp dựng đúng những cách lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh sau đây. Mời bạn xem ngay bài viết này!
Công việc bận rộn suốt cả tuần khiến cho ngày nghỉ cuối tuần càng quý giá hơn. Các bà nội trợ cũng vì vậy mà thường tranh thủ thời gian rảnh rỗi này để mua sắm thực phẩm cho cả tuần. Tuy nhiên việc bảo quản thực phẩm như thế nào vẫn còn là một bài toán khó. Không phải cứ cho mọi thứ vào tủ lạnh là được vì thực tế nhiều loại thực phẩm vẫn có khả năng bị hỏng nếu không biết cách lưu trữ. Dưới đây là một số cách lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh hữu ích dành cho những bà nội trợ bận rộn như bạn.
Thịt sống là trong những nguồn phát sinh vi khuẩn có hại bên trong tủ lạnh. Vì thế khi cho thịt, cá hoặc thịt gia cầm sống vào tủ lạnh bạn cần lưu ý không tháo bao bì hoặc màng bọc thực phẩm. Tốt hơn hết mà bạn có thể sử dụng là phân loại các loại thịt và cho vào những hộp có nắp đậy. Nên đặt thịt ở khu vực gần đáy tủ lạnh vì đây là phần mát nhất và tối nhất trong tủ, giúp thực phẩm tươi lâu hơn.
Nếu thịt không được sử ngay trong vài ngày sau khi mua. Bạn nên cho chúng vào túi hút chân không và để vào ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ dưới 5 độ C để thịt được bảo quản lâu hơn. Việc sử dụng túi hút chân không cũng giúp ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn sẵn có trong thịt cũng như hạn chế phát sinh vi khuẩn mới. Bạn cũng nên ghi chú ngày mua thực phẩm trên bao bì để có thể loại bỏ khi thịt quá cũ.
Rau trước khi được cho vào tủ lạnh cần phải được phân loại. Với những loại có lá và cuống như cải, mồng tơi, rau muống bạn nên lặt sạch trước. Chú ý không rửa vì dễ làm rau nhanh hỏng. Nên cho rau vào túi zip hút chân không hoặc hộp chuyên dụng có rổ kê giúp lá rau lâu hỏng. Với phương pháp này, bạn có thể sử dụng được rau tươi từ 4 đến 5 ngày.
Một cách nữa giúp rau không bị mất nước là sau khi cho rau vào hộp, bạn phủ lên bề mặt rau lớp khăn giấy hoặc khăn mỏng thấm nước.
Tủ lạnh thường có ngăn kéo được thiết kế riêng để lưu trữ trái cây.Trái cây và rau củ sẽ thải ra các loại khí khác nhau nên tốt nhất bạn không nên trộn chúng lại với nhau. Trái cây khi bị bịt kín sẽ nhanh bị hỏng hơn. Vì vậy bạn nên dùng túi có lỗ thoát khí để đựng trái cây.
Kệ trên cùng của tủ lạnh có nhiệt dộ phù hợp nhất để lưu trữ thức ăn nấu chín. Để duy trì độ tươi ngon, tránh phát sinh vi khuẩn và hạn chế mùi thức ăn bám vào các thực phẩm khác, bạn nên cho chúng vào hộp đậy kín. Lưu ý, với lượng thức ăn nhiều bạn nên chia chúng vào từng thố nhỏ để dùng dần. Giữa các hộp thức ăn nên có khoảng hở để chúng được làm mát toàn diện nhất đồng thời đảm bảo đối lưu bên trong tủ lạnh.
Sữa tươi và các sản phẩm từ sữa nên được giữ nguyên trong vỏ hộp ban đầu khi cho vào tủ lạnh. Một khi các sản phẩm này được khui ra để sử dụng, tốt hơn hết bạn nên dùng hết chúng trong ngày. Nếu còn thừa, bạn có thể cho sữa vào chai thuỷ tinh để lưu trữ để tránh rủi ro phát sinh vi khuẩn từ hộp giấy. Đối với phô mai bạn nên cho chúng vào giấy sáp, túi nhựa mềm hoặc giấy bạc để lưu trữ. Lưu ý không nên gói quá chặt tránh cho phô mai bị hỏng. Bơ nên được cho vào khay có nắp đậy và đặt ở một trong những kệ phía ngoài của tủ lạnh để duy trì được hương vị thơm ngon.
Công trình thực tế được thực hiện bởi Trường Thắng
* Bài liên quan
Có thể bạn quan tâm: