3 triết lý sống hạnh phúc này cũng sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về lợi ích mà người thực hành có thể đạt được. Hãy cùng khám phá với Trường Thắng nhé! Ở phần trước, chúng ta đã cùng điểm qua 4 triết lý sống hạnh phúc có nguồn gốc từ cả […]
3 triết lý sống hạnh phúc này cũng sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về lợi ích mà người thực hành có thể đạt được. Hãy cùng khám phá với Trường Thắng nhé!
Ở phần trước, chúng ta đã cùng điểm qua 4 triết lý sống hạnh phúc có nguồn gốc từ cả Châu Âu và Châu Á. Vậy những triết lý còn lại có điểm gì đặc biệt và ích lợi ra sao cho người thực hành? Hãy cùng Trường Thắng tiếp tục khám phá và xem thử phong cách sống nào là phù hợp với bạn!
Nguồn gốc: Nhật Bản
Sau ikigai, wabi-sabi cũng được biết đến là tinh hoa triết lý sống đến từ Nhật Bản, có nguồn gốc từ Thiền Tông. Wabi ý chỉ sự đánh giá cao sự không hoàn hảo hoặc ca ngợi vẻ đẹp khác thường của sự vật, nơi chốn và những khoảnh khắc thường nhật mà chúng ta có xu hướng bỏ qua. Sabi đề cập đến việc lưu giữ những gì đã qua như vật thể bị hư hỏng hoặc sự già đi.
Wabi-sabi đề cao cuộc sống khiêm tốn, quan sát tĩnh lặng và tận hưởng thiên nhiên thay vì cố gắng đạt được sự hoàn hảo, đặc biệt là những gì mà truyền thông ca tụng. Triết lý này nói về việc chấp nhận bản thân ở mọi phương diện, kể cả sự không hoàn hảo, biết hài lòng với những gì bạn có và được sự bình an trong tâm hồn.
Thẩm mỹ trong wabi-sabi gói gọn ở sự tối giản và sử dụng đồ nội thất làm bằng vật liệu tự nhiên như gỗ. Khái niệm này cũng là cơ sở tạo ra kintsugi – nghệ thuật sửa chữa đồ gốm vỡ bằng vàng hoặc bạc, biến phần nứt vỡ trở nên đẹp hơn. Triết lý này coi sai sót là một phần tất yếu của một vật và tì vết chính là biểu trưng cho giá trị lịch sử của đồ vật đó và mà không phải là khuyết điểm cần phải che giấu hay nguỵ trang.
Nguồn gốc: Trung Quốc
Nguyên tắc Đạo giáo cổ xưa này nói về sự không hành động, nhưng không phải là tư tưởng cổ suý cho sự lười biếng hay cẩu thả. Thay vào đó, nó nói về việc buông bỏ và nắm bắt chu trình vận hành của tự nhiên. Nó thúc đẩy tinh thần hành động và thực hiện những gì cần thiết hơn là đấu tranh để thay đổi một chu trình sẵn có nào đó.
Nhà triết học Trung Quốc Khổng Tử là một học viên nổi tiếng và là người ủng hộ khái niệm này. Ông tin rằng mọi thứ xảy ra đúng lúc và vai trò của chúng ta là chỉ tuân theo trật tự tự nhiên của vũ trụ, tin tưởng vào thời gian của mọi thứ và không cố gắng thay đổi hoặc tăng tốc hành trình. Theo cách đó, khi thời cơ chín muồi đến cũng là lúc chúng ta hành động, chúng ta có thể đạt được kết quả cao hơn.
Nguồn gốc: Hy Lạp
Một câu thoại trong bộ phim nổi tiếng Mary Poppins của hãng Walt Disney có thể khái quát được về meraki chính là: ” Trong tất cả các công việc phải làm, đều có niềm vui trong đó. Chỉ cần bạn tìm thấy niềm vui, công việc sẽ như một trò chơi.”
Bắt nguồn từ chữ merak trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (nghĩa là tình yêu lao động), khái niệm meraki của người Hy Lạp khuyến khích mọi người làm việc bằng tình yêu, đam mê, tâm hồn và nhiệt huyết. Theo triết lý này, sự cống hiến hết mình cho công việc và thái độ làm việc tỉ mỉ, chu đáo có thể mang lại cho chúng ta niềm vui và sự tự hào.
Công trình thực tế được thực hiện bởi Trường Thắng
Xem thêm bài viết: