Nhờ nguồn gốc tự nhiên nên những chiếc bàn, cái ghế hay tủ quần áo gỗ veneer luôn mang đến cho các gia đình những giá trị vô cùng chất lượng kèm theo sự thu hút và trải nghiệm riêng biệt. Cửa gỗ ghép và cửa gỗ engineer là gì? Tăng giá trị cho tủ […]
Nhờ nguồn gốc tự nhiên nên những chiếc bàn, cái ghế hay tủ quần áo gỗ veneer luôn mang đến cho các gia đình những giá trị vô cùng chất lượng kèm theo sự thu hút và trải nghiệm riêng biệt.
Các món nội thất như chiếc tủ quần áo gỗ veneer thực chất có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên được lạng mỏng và một cây gỗ tự nhiên nếu đem lạng mỏng ra thì được rất nhiều gỗ veneer. Nếu độ dày cây gỗ khoảng 300mm, rộng 200mm và dài 200mm. Thì sẽ lạng ra khoảng 1.500-3.000m2 gỗ veneer, tùy từng loại hao hụt. Sau khi gỗ được lạng sẽ được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau.
Vậy làm sao để phân biệt được đâu là chiếc tủ quần áo gỗ veneer nói riêng và nội thất nói chung với gỗ tự nhiên?
Ở các nước phát triển thuộc khu vực châu Âu, Bắc Mỹ, hoặc một vài nước hiện đại ở châu Á thì việc dùng chất liệu này vào chế tạo các sản phẩm nội thất như bàn ghế, tủ quần áo gỗ veneer đã có từ cách đây 30-40 năm. Khi ý thức được rừng ngày cạn kiệt, họ thấy rằng gỗ veneer có rất nhiều ưu điểm vượt trội. Như lại cứu được môi trường sống, ngăn chặn và hạn chế được tình trạng sạt lở đất, sự nóng lên của trái đất,… Nên họ chuyển sang dùng gỗ veneer để thay thế. Và đến nay thì gỗ veneer đang ngày càng phổ biến trong nội thất của các gia đình.
Ngoài ra, sự thu hút của món nội thất nói chung còn nằm ở độ bền. Các sản phẩm loại này còn có tính linh hoạt cao. Do đó có thể ghép trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân, chạy chỉ chìm,… Mà không làm ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ của toàn bộ sản phẩm. Những vân gỗ tự nhiên đó mà mang đến sự gũi và thân thiện với môi trường. Đáp ứng được nét đẹp và sự hiện đại bên trong từng sản phẩm mà các gia đình đặt ra.
Không ít cửa hàng nội thất hoặc các gia đình sau một thời gian sử dụng đã cho biết rằng, mặc dù những chiếc tủ quần áo gỗ veneer hay các món nội thất cùng chất liệu có độ bền bao giờ cũng thua gỗ tự nhiên nhưng chúng lại có ưu điểm là vân gỗ liền mạch vì được dán rất kỹ và bằng kỹ thuật trên nền ván công nghiệp. Cũng tương tự, những chiếc tủ quần áo gỗ veneer luôn có bề mặt nhẵn, sáng, chống cong vênh, mối mọt và chống nứt tốt khi thời tiết thay đổi, cho phép các gia đình có thể ghép vân tinh tế trên bề mặt gỗ mà không sợ bị phai dẫn đến mất màu trước sự tác động của thời gian.
Tính hai mặt là đặc điểm vốn có của mọi vật chất, gỗ veneer cũng vậy. Tuy nhiên nhược điểm của chất liệu này cũng không phải là yếu tố đáng quan tâm của các gia đình. Trước hết do lõi gỗ là gỗ công nghiệp nên phần lớn các loại nội thất từ bàn ghế đến tủ quần áo gỗ veneer đều không chịu được nước và di chuyển. Chính vì thế những chiếc sản phẩm veneer phải được bố trí ở những nơi khô ráo, cân bằng và ít phải di chuyển để hạn chế rủi ro và gia tăng tuổi thọ.
Vậy trước khi tạo thành những chiếc tủ quần áo gỗ veneer nói riêng và nội thất veneer nói chung thì gỗ được tạo ra như thế nào? Trước tiên, lạng veneer sau khi được bào mỏng, đem xử lý. Cuối cùng là được ép lên bền mặt ván gỗ công nghiệp như gỗ MDF, gỗ dăm… Lớp gỗ này sẽ nằm ngoài cùng vừa trang trí vừa bảo vệ các lớp gỗ bên trong. Tấm gỗ veneer sau khi hoàn thiện có độ dày từ 3mm đến 25mm.
Theo các nhà sản xuất thì không thể kể chính xác là có bao nhiêu loại veneer. Vì điều này còn phụ thuộc vào loại gỗ tự nhiên mà họ dùng để sản xuất ra cái bàn, chiếc tủ quần áo gỗ veneer đó. Chẳng hạn nếu nhà sản xuất sử dụng gỗ óc chó để xẻ mỏng ra rồi dán lên miếng ván MDF. Thì đó là veneer óc chó trên cốt MDF. Còn nếu nhà sản xuất xẻ mỏng gỗ sồi dán lên nền ván ghép cao su. Ta được những chiếc bàn, tủ quần áo gỗ veneer sồi trên nền ván gỗ ghép cao su…
Đây cũng chính là lưu ý mà các gia đình cần quan tâm khi lựa chọn bất kỳ chiếc tủ quần áo gỗ veneer nào trên thị trường hiện nay. Đặc biệt khi đặt hàng gỗ veneer, gia chủ nên hỏi kỹ veneer đang xem là loại gì và được dán trên nền ván gì… Để đưa ra lựa chọn hợp lý. Bởi nếu không hỏi kỹ sẽ không biết được nền ván mà nhà sản xuất sử dụng. Sau khi thành phẩm chúng ta chỉ có thể nhìn thấy lớp veneer bên ngoài chứ không biết cốt gỗ bên trong. Mà mỗi loại cốt gỗ đều có độ bền, thẩm thấu nước, giá thành khác nhau. Do đó rất dễ bị nhầm lẫn và không đạt được chất lượng như yêu cầu đã đề ra.
Với phương châm “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn”. Trường Thắng lựa chọn 2 loại gỗ: gỗ sồi trắng (White Oak) và gỗ óc chó (Walnut) vì các đặc tính vượt trội: kháng ẩm, kháng sâu, tính bền, độ ổn định. Đây chính là các đặc tính phù hợp với khí hậu nồm ẩm Việt Nam và thẩm mỹ cao. Thêm vào đó, Trường Thắng sử dụng nguồn nguyên liệu đạt chứng nhận FSC – Chứng nhận sử dụng nguồn nguyên vật liệu bền vững.
Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng từ tự nhiên. Sản phẩm được chế tác công phu, R&D phù hợp sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt. Đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.
Tin liên quan: