Lắp tủ bếp đụng trần vẫn là lựa chọn phổ biến. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định về chiều cao của tủ bếp có một số yếu tố mà gia chủ cần cân nhắc. Cách bố trí không gian nhà bếp vừa khoa học vừa đẹp mắt Thiết kế & thi công tủ […]
Lắp tủ bếp đụng trần vẫn là lựa chọn phổ biến. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định về chiều cao của tủ bếp có một số yếu tố mà gia chủ cần cân nhắc.
Khi lập kế hoạch làm mới hoặc cải tạo bếp, một trong những quyết định quan trọng bạn cần đưa ra là có muốn làm tủ bếp đụng trần nhà hay không. Hầu hết các thiết kế bếp từ trước đến nay đều có xu hướng cao đến trần và một trong những lý do chính là đỡ tốn công vệ sinh. Đối với những căn hộ nhỏ có phần trần không quá cao, việc tủ bếp đụng trần là phù hợp vì đảm bảo được khoảng không gian làm việc tính từ mặt bàn bếp đến mép tủ treo. Ở vị trí này, người dùng vẫn có thể mở tủ và tiếp cận đồ đạc lưu trữ khá dễ dàng. Tuy nhiên, đối với những công trình nhà phố có phần trần cao, vị trí bố trí hệ tủ treo cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bạn, bao gồm:
Sẽ không có vấn đề gì đáng quan tâm hơn là tính thẩm mỹ (hoặc chức năng) của tủ bếp đụng trần. Vì vậy, hãy bắt đầu bằng cách tự hỏi mình câu hỏi đơn giản này: Bạn có thích sự trơn tru, liên tục được tạo ra bởi hệ tủ chạy lên trần nhà? Và tủ lớn hơn có thoả mãn yêu cầu công năng của bạn hay không?
Một số người sẽ cảm thấy rất thích một tổng thể liên tục, kín kẽ trong khi những người khác lại thích thiết kế tủ cao đến trần vì có thêm nhiều không gian lưu trữ và đỡ phải lau bụi phía trên nóc tủ. Trước khi cho rằng không gian lưu trữ mở rộng này là cần thiết, hãy lưu ý rằng các kệ lưu trữ gần trần nhà thực chất không dễ tiếp cận. Đối với hầu hết mọi người, kệ cao nhất của tủ bếp thường được dùng để lưu trữ những vật dụng hiếm khi sử dụng. Giải pháp dành cho bạn là gắn thêm một chiếc thang trượt, vừa có thể cải thiện khả năng tiếp cận các kệ tủ cao và cũng đóng vai trò là yếu tố thiết kế trang trí.
Hầu hết các nhà bếp đều có trần nhà cao từ 2.4m đến 2.7m, và nếu bếp của bạn thuộc loại này, bạn có một vài lựa chọn nếu muốn làm tủ bếp đụng trần.
Có thể lấp đầy toàn bộ không gian bằng tủ có kích thước chính xác với số đo, hoặc bằng cách lắp hai hàng mô-đun tủ treo như các công trình mà Trường Thắng đang thực hiện cho khách hàng. Một nguyên tắc chung là các tủ treo đụng trần phải được gắn sao cho cạnh dưới của tủ cao hơn 1.3m so với sàn, có nghĩa là trần cao 2.4m, chiều cao tủ treo là xấp xỉ 1.1m, trần cao 2.7m, tủ treo sẽ cao xấp xỉ 1.4m.
Nhiều nhà sản xuất có lưu kho sẵn một số mô-đun tủ treo có độ cao 30, 37, 45, 60, 75, 80, 90 và 110cm. Nếu bạn có trần nhà cao 2.4m và muốn tủ bếp đụng trần, tủ treo cao 1.1m sẽ phù hợp hoàn hảo. Nếu trần nhà cao 2.7m, bạn có thể chọn lấp đầy khoảng trống 1.4m có sẵn bằng một hàng tủ cao 90cm với một dãy tủ cao 45cm phía trên. Một lựa chọn khác là lắp dãy tủ cao 30cm phía trên một dãy tủ cao 110cm.
Trong trường hợp trần nhà cao 3m, một số tuỳ chỉnh kích thước có thể được thực hiện bởi nhà thiết kế. Không gian phía trên tủ tiêu chuẩn có thể được lấp đầy bằng tấm tủ giả, phục vụ cho mục đích thẩm mỹ. Nếu trần nhà cao hơn 3m, tốt nhất bạn không nên làm tủ cao hết cỡ vì vừa tốn chi phí, vừa hạn chế công năng mà đôi khi tổng thể thiết kế sẽ trông thiếu hài hoà.
Nên lưu ý rằng bạn sẽ phải đối mặt với chi phí tu sửa cao hơn đáng kể nếu chọn lắp đặt tủ bếp đụng trần. Các mô-đun tủ vốn là thành phần chiếm chi phí nhiều nhất khi tu sửa bếp. Việc mua thêm dãy tủ thứ hai để đắp vào không gian phía trên tủ tiêu chuẩn sẽ làm tăng đáng kể chi phí của bạn. Nếu vẫn muốn một tổng thể xuyên suốt, liền mạch, các tấm tủ giả kéo dài đến trần có lẽ là lựa chọn tốt nhất. Một lựa chọn khác là hạ trần nhà xuống bằng cách đóng khung và hoàn thiện các phần trần hạ sao cho vừa vặn với nóc tủ bếp.
Dầm và các chi tiết kiến trúc khác có thể gây nhầm lẫn về chiều cao của tủ bếp. Ngoài là thành phần kết cấu, dầm còn thường là chi tiết trang trí. Vì vậy, nếu thêm vào một hệ tủ cao đụng trần, tổng thể không gian trông sẽ khá rối mắt nên tốt nhất là giữ cho hệ tủ treo của bạn thấp hơn so với trần. Hoặc nếu bạn vẫn muốn tủ bếp đụng trần, cần đảm bảo rằng phần dầm nhà chỉ là chi tiết trang trí và có thể được tháo dỡ để lắp tủ.
Nếu hệ tủ bếp của bạn có phào vương miện trang trí công phu ở bên trên, có thể chúng sẽ cần phải được gỡ bỏ để lắp tủ, và có thể không gắn lại được. Trước khi thực hiện bước này, bạn nên tự hỏi mình tính năng nào mang lại sự hấp dẫn trực quan hơn cho tủ bếp hoặc đồ trang trí của bạn.
Các đặc điểm kiến trúc khác cũng có thể làm phức tạp mọi thứ. Chẳng hạn, trần nhà có mái che, và bố cục đối xứng sẽ bị phá vỡ ngay khi bạn mở rộng tủ treo lên trần nhà. Tủ tiêu chuẩn cũng có thể cho phép chiếu sáng gián tiếp thông qua hệ thống đèn gắn trên nóc tủ. Khả năng này sẽ bị mất khi bạn cho lắp tủ cao đến trần.
Không có đúng hay sai khi nói về chiều cao tủ mà vấn đề là tuỳ thuộc vào sở thích của mỗi cá nhân. Đưa ra quyết định đúng đắn chỉ đơn giản là cần một sự cân nhắc kỹ lưỡng hơn đối với không gian mà bạn có, thể tích lưu trữ mà bạn cần và tổng thể trực quan mà bạn tìm kiếm.
Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí!
Hơn 15 năm hình thành và phát triển, Trường Thắng luôn theo đuổi lý tưởng xây dựng một hệ sinh thái nội thất gỗ sồi và óc chó tự nhiên với mong muốn mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao, lành tính với vật liệu không chứa formaldehyde, không chì. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất trọn gói cho các công trình nhà giao thô hoặc cải tạo nhà ở, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!
Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tác công phu, thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.
Bài viết liên quan