Tủ bếp gỗ là sản phẩm gần như không thể thiếu trong các gia đình theo đuổi phong cách hiện đại, sang trọng. Bỗng một ngày, bạn phát hiện ra tủ bếp gỗ bị mốc kèm theo mùi rất khó chịu. Vậy nguyên nhân và cách giải quyết là gì? Nguyên nhân tủ bếp gỗ […]
Tủ bếp gỗ là sản phẩm gần như không thể thiếu trong các gia đình theo đuổi phong cách hiện đại, sang trọng. Bỗng một ngày, bạn phát hiện ra tủ bếp gỗ bị mốc kèm theo mùi rất khó chịu. Vậy nguyên nhân và cách giải quyết là gì?
Mặc dù hầu hết gia đình đều chú ý giữ vệ sinh nhà bếp sạch sẽ nhưng đó chỉ là vệ sinh dụng cụ, thiết bị nấu nướng mà không chú ý vệ sinh tủ bếp, đặc biệt là bên trong tủ bếp gỗ.
Trong thời gian nấu nướng, lượng hơi nước cùng dầu mỡ bắn lên mặt tủ sẽ tạo thành những vết bám rất khó vệ sinh và còn tạo thành nơi tích tụ vi khuẩn. Nguy hiểm là những vi khuẩn và bụi bẩn này có thể đọng thành giọt khi nấu nướng và nhỏ xuống bếp nấu, gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả gia đình.
Thêm vào đó, nhiều chị em nội trợ thường có xu hướng để mọi thứ vào tủ bếp cho gọn, kể cả những đồ khô như bánh trái, các loại gia vị, bột hay đũa, chén không dùng đến…
Điều này làm cho tủ bếp bị kín, bí, trở thành nơi lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi. Đó chính là lý do nhiều tủ bếp bị “tấn công” bởi mùi hôi ẩm mốc.
Ngoài việc thuê đội ngũ xử lý mối, mốc chuyên nghiệp, bạn hoàn toàn có thể áp dụng 5 cách đơn giản sau để xử lý tủ bếp bị mốc.
Tủ bếp bị mốc gây mùi khó chịu là do bị tấn công bởi các loại vi trùng, vi khuẩn bên trong. Vì vậy, sử dụng các loại hóa chất diệt khuẩn sẽ giúp đánh bật mùi hôi và loại bỏ vi khuẩn. Khi sử dụng các loại thuốc diệt vi khuẩn nên áp dụng cho tất cả các vị trí để đảm bảo toàn bộ bề mặt của sản phẩm đã được làm sạch.
Lưu ý thêm nếu là tủ bếp gỗ phủ PU hay Veneer, bạn nên hết sức cẩn thận khi dùng hóa chất. Tốt nhất, nên chọn loại tẩy rửa lành tính để không làm bong tróc hay bay màu lớp sơn phủ ngoài.
Hãy đặt bã cà phê hoặc than củi vào các ngăn kéo của tủ bếp. Đơn giản thế thôi nhưng nguyên liệu này sẽ giúp bạn ngăn ngừa chống mốc rất hiệu quả cho tủ bếp gỗ nhà bạn.
Khi chọn vị trí tủ bếp, bạn không nên đặt ở sát cửa sổ vì dễ bị hắt mưa, cũng không nên chọn góc thiếu ánh sáng. Cần biết môi trường ẩm thấp sẽ “tiếp tay” cho vi khuẩn và bốc mùi do hấp thụ quá nhiều mùi. Vậy nên vị trí thoáng máy, độ ẩm phù hợp sẽ hạn chế được tình trạng bị mốc.
Dùng cát hoặc giấy ráp đánh bóng lại bề mặt bị ẩm mốc, phơi khô bằng ánh nắng tự nhiên hoặc dùng máy sấy. Sau đó, sơn một lớn sơn chống ẩm.
Để chống mốc cho tủ bếp gỗ, bạn có thể sử dụng ngay những nguyên liệu có sẵn trong nhà như:
Ngoài những cách làm trên, để hạn chế tình trạng mốc ẩm, khi lựa chọn nguyên vật liệu thi công tủ bếp gỗ, bạn cần chú ý lựa chọn phù hợp.
Với tủ bếp gỗ công nghiệp, bạn cần lưu ý:
Với tủ bếp gỗ tự nhiên, bạn có thể cân nhắc lựa chọn 2 loại gỗ White Oak và Walnut để tận dụng được các đặc tính vượt trội như kháng ẩm, kháng sâu, tính bền, độ ổn định phù hợp với khí hậu nồm ẩm Việt Nam.
Hy vọng những thông tin về nguyên nhân và cách xử trí khi tủ bếp gỗ bị mốc sẽ giúp ích cho bạn trong việc giữ gìn căn bếp luôn sạch đẹp, an toàn cho cả gia đình.
Nếu đang cần tìm hiểu về những nguyên vật liệu cũng như kiểu dáng tủ bếp gỗ vừa có độ thẩm mỹ cao, vừa có khả năng chống ẩm mốc và mối mọt hiệu quả, bạn có thể liên hệ ngay với Trường Thắng – đơn vị chuyên thiết kế, sản xuất và thi công tủ bếp gỗ tự nhiên.
Với phương châm “Khởi nguồn của những bữa ăn lành mạnh là một không gian bếp lành mạnh”, Trường Thắng cam kết mang đến cho khách hàng những tủ bếp gỗ chất lượng sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tác công phu, thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.
Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí:
- SĐT: (028) 2246 5786
- Hotline: 0907 000 268
- Email: [email protected]
Có thể bạn quan tâm: