Nên chọn cửa gỗ công nghiệp hay cửa gỗ tự nhiên từ lâu vẫn luôn là nỗi thắc mắc lớn. Tuy nhiên cả hai loại cửa gỗ này lại được chia thành nhiều loại khác nhau. Trong đó, một trong những loại cửa gỗ công nghiệp được nhắc đến nhiều nhất là của gỗ MDF. […]
Nên chọn cửa gỗ công nghiệp hay cửa gỗ tự nhiên từ lâu vẫn luôn là nỗi thắc mắc lớn. Tuy nhiên cả hai loại cửa gỗ này lại được chia thành nhiều loại khác nhau. Trong đó, một trong những loại cửa gỗ công nghiệp được nhắc đến nhiều nhất là của gỗ MDF. Vậy cửa gỗ MDF là gì? Cửa gỗ MDF Laminate và cửa gỗ MDF chống ẩm có tốt không? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Gỗ công nghiệp MDF là loại gỗ ép được sản xuất từ gỗ qua quá trình xử lý bằng cách liên kết các sợi gỗ bằng keo hoặc hóa chất tổng hợp.
Gỗ MDF có thể được sản xuất từ các loại gỗ cứng và gỗ mềm. Thành phần chính cửa gỗ MDF là gì? Là các sợi gỗ được chế biến từ các loại gỗ mềm, ngoài ra người ta có thể thêm vào một số thành phần gỗ cứng tùy theo các nhà sản xuất chọn được loại nguyên liệu gỗ cứng sẵn có gần đó.
Có hai kiểu quy trình sản xuất MDF: quy trình khô, quy trình ướt.
Cửa gỗ MDF Laminate nghĩa là cửa gỗ công nghiệp MDF dùng Laminate làm chất liệu decor.
Laminate, vẫn thường được gọi là “Formica”, có tên khoa học là High-pressure laminate (HPL), là vật liệu bề mặt: Có hơn 200 màu sắc các loại, với khả năng mô phỏng tất cả các dạng vật liệu khác, đa dạng về họa tiết – hoa văn; Bề mặt chống xước, chịu lực, chống mối mọt, bền màu, chịu nhiệt, chống tĩnh điện tốt; Có khả năng chống cong vênh, mối mọt, đảm bảo tính thẩm mỹ và tuổi thọ cao; Bề mặt được bao phủ bởi lớp overlay bền chắc nên khó phai màu, chịu được sự tác động của thời tiết, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn; Dễ vệ sinh, bảo quản.
Laminate được chế tạo theo công nghệ HPL, cơ bản gồm 3 lớp: Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper (lớp phim tạo màu mỹ thuật) và Kraft Paper (lớp giấy nền). Dưới áp suất và nhiệt độ cao, sự liên kết giữa ba lớp trở nên chặt chẽ, đặc biệt kết hợp với keo laminate chuyên dụng, tạo nên sự ổn định và vững chắc cao.
Kích thước tiêu chuẩn cho một tấm Laminate là 1220 x 2440 mm, dày 0.6~0,8 mm với tấm loại thường. Và dày 0.5mm với tấm post-forming (Laminate có thể uốn cong). Bề mặt sản phẩm có nhiều loại: mặt mờ (matt), mịn (satin), xước, vân nổi, sần, gương bóng…
Gỗ MDF thông thường có khả năng chịu nước kém. Nhưng nếu là cửa gỗ MDF lõi xanh thì có thể chống ẩm.
Tuy rẻ nhất trong hệ thống cửa gỗ công nghiệp, có khả năng chống cong vênh, co ngót tương đối tốt tuy nhiên yếu điểm lớn nhất đối với loại cửa gỗ này đó là khả năng chịu nước chịu ẩm cực kém, dễ bị nở và mục khi gặp nước và hơi ẩm. Do đó, cửa gỗ MDF không thể sử dụng trong thời gian dài ở nơi có khí hậu nóng ẩm Việt Nam. Ngoài ra, cửa gỗ MDF Laminate chỉ có độ cứng không có độ dẻo dai, không thể trạm trổ như gỗ tự nhiên và độ dày có giới hạn nên phải ghép nhiều tấm gỗ lại.
Sau khi đã tìm hiểu những thông tin cơ bản về cửa gỗ MDF Laminate cũng như nhược điểm lớn nằm ở khả năng cửa gỗ MDF chống ẩm, chắc hẳn bạn đã hiểu vì sao cửa gỗ tự nhiên vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu trong các dự án. Đặc biệt là cửa gỗ tự nhiên từ gỗ sồi và óc chó với tính thẩm mỹ cao cùng các đặc tính vượt trội như kháng ẩm, kháng sâu, tính bền, độ ổn định phù hợp với khí hậu nồm ẩm Việt Nam. Bất cứ khi nào cần thêm thông tin về cửa gỗ tự nhiên, đừng ngần ngại liên hệ với Trường Thắng – đơn vị đã có hơn 15 năm kinh nghiệm thiết kế và thi công cửa gỗ chất lượng và uy tín nhé!
Tin liên quan:
Với phương châm “Bền vững theo thời gian”, Trường Thắng cam kết mang đến cho khách hàng những cửa gỗ được tạo thành nguyên liệu tự nhiên cùng các phụ kiện gồm keo và sơn đạt chứng chỉ quốc tế về hàm lượng formaldehyde và chì, đảm bảo sức khỏe người sử dụng. Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia của Trường Thắng với kinh nghiệm và chuyên môn cao luôn lắng nghe để tìm giải pháp tốt nhất cho khách hàng, mang đến những sản phẩm chất lượng nhất với thời gian giao hàng, lắp đặt và chính sách bảo hành hợp lý.
Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí: