Các loại đèn chiếu sáng phổ biến hiện nay cho nhà bếp gồm đèn lắp âm, đèn lắp nổi và đèn thả trần với ưu và nhược điểm riêng. Hướng dẫn lựa chọn đèn chiếu sáng cho phòng bếp Lắp giếng trời cho nhà bếp – Giải pháp tăng thẩm mỹ, tối ưu hoá chiếu […]
Các loại đèn chiếu sáng phổ biến hiện nay cho nhà bếp gồm đèn lắp âm, đèn lắp nổi và đèn thả trần với ưu và nhược điểm riêng.
Đèn tác vụ có chức năng giúp định hình rõ công việc mà bạn đang làm tại một khu vực nhất định. Đèn đọc sách và đèn bàn là hai ví dụ cụ thể về ánh sáng tác vụ. Đèn môi trường là đèn được sử dụng để chiếu sáng cho toàn bộ khu vực, giúp chúng ta đi lại và tìm đường đến các khu vực cụ thể hoặc các nguồn sáng bổ sung.
Thông thường, hiện nay, ánh sáng môi trường được cung cấp bởi các thiết bị điện gắn trần. Trong nhà bếp, đèn môi trường có thể gồm ba loại sau: đèn lắp âm, đèn lắp nổi và đèn thả trần. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng, và nhà bếp có thể có nhiều hơn một trong các loại đèn đã nêu.
Đèn âm trần giúp duy trì cảm giác rộng rãi của không gian. Nhiều người cũng thích lắp loại đèn này vì chúng không yêu cầu dọn dẹp nhiều. Vì thế đây có thể là một lựa chọn tốt, đặc biệt nếu nhà bếp của bạn là một phòng hoàn thiện.
Tuy nhiên, để lắp đèn âm trần, bạn cần có đủ không gian mở phía trên trần nhà để lắp đặt. Điều này có nghĩa là các dầm xà sẽ giới hạn lại vị trí mà bạn có thể lắp đặt đèn âm trần. Hệ thống ống nước và hệ thống dây điện cũng có thể cản trở việc lắp đặt đèn âm tường, đặc biệt nếu nhà bếp của bạn nằm bên dưới phòng tắm lầu trên. Một phần nữa là đèn âm tường nằm phía trên mặt trần nên chúng không chiếu sáng được các khu vực rộng, nên bạn cần thêm một số lượng đèn nhất định để đạt được hiệu quả chiếu sáng đầy đủ cho nhà bếp của mình.
Bắt đầu từ những năm 1980, đèn chiếu sáng âm tường đã trở thành tiêu chuẩn cho chiếu sáng tổng thể trong nhà bếp. Nhưng trong vòng mười năm trở lại đây, điều này đã bắt đầu thay đổi khi mọi người nhận ra rằng với số lượng đồ đạc nhiều trong khu vực được chiếu sáng bằng đèn âm trần, hiệu quả chiếu sáng của loại đèn này sẽ kém hơn so với đèn lắp nổi và đèn thả trần. Vì thế, hai xu hướng chiếu sáng để xuất hiện kể từ đó. Một là các nhà sản xuất thiết kế lại đèn lắp âm sao cho hiệu năng chiếu sáng được cải thiện. Hai là thợ điện và chủ nhà đã để trần nhà bếp đóng lại và lắp đèn chiếu sáng ở trên hoặc dưới.
Đèn lắp nổi có thể bao gồm đèn ốp “hình nấm” với bóng đèn bên trong đến những tuýp đèn huỳnh quang 2′ x 4′. Vì được lắp nổi trên bề mặt trần nên không làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của trần nhà hoặc phần không gian bên trên nó. Đèn cũng có thể chiếu sáng một khu vực rộng, dù một bóng đơn không thể bao phủ hết diện tích bề mặt quá lớn. Khu vực bạn muốn chiếu sáng đầy đủ sẽ tác động đến việc lựa chọn đèn chiếu sáng. Nhìn chung, đèn lắp nổi cũng dễ vệ sinh hơn đèn âm tường vì bụi bám trên đèn lắp âm khó nhìn thấy hơn.
Đèn lắp nổi là lựa chọn tiêu chuẩn cho hầu hết nhà bếp nói chung từ đầu thế kỷ 20 đến những năm 1980. trước khi nhượng bộ cho xu hướng đèn lắp âm. Tuy nhiên, khi nhận thức về hiệu quả ngày càng tăng đối với trần kín cộng với thiết kế hấp dẫn, đèn lắp nổi bắt đầu thịnh hành trở lại. Ngày nay, nhiều người đang sử dụng kết hợp các loại đèn khác nhau để có được hiệu ứng ánh sáng ở một số khu vực như họ muốn mà vẫn giữ cho hệ thống hoạt động hiệu quả.
Một điểm trừ là nếu đèn lắp nổi được lắp “lệch”, chúng sẽ có xu hướng phá vỡ hiệu ứng mở rộng về mặt thị giác nhiều hơn so với đèn âm tường. Và loại đèn này cũng yêu cầu phải vệ sinh để loại bỏ bụi đóng trên bề mặt,
Đèn thả trần thực sự là một dạng đèn nổi chuyên dụng. Ưu điểm tuyệt vời của chúng là mang ánh sáng đến gần những khu vực cần nhìn rõ. Vì lẽ đó, chúng cũng có thể được sử dụng để cung cấp ánh sáng tác vụ. Việc lắp đặt đèn một cách hợp lý có thể chiếu sáng được cả đảo bếp và khu vực xung quanh nó.
Loại đèn này trở nên phổ biến trong những năm gần đây vì hiệu quả và kiểu dáng của chúng. Chao đèn kim loại bao bọc một bóng đèn đơn nhất, hoặc tập hợp thành cụm cũng đều có vẻ đẹp riêng với đa dạng phong cách từ Tiffany đến hậu hiện đại. Nhiều người đang chọn kết hợp ít nhất một vài mẫu đèn vào thiết kế tổng thể của họ.
Nhược điểm lớn nhất và duy nhất của đèn thả cũng giống như ưu điểm lớn nhất của chúng – treo thả từ trần. Chúng có thể cản trở và cần được giới hạn ở những khu vực không có người qua lại trừ khi nhà bếp của bạn có trần nhà cao hơn 2.4m. Trong những căn bếp có trần nhà cao, loại đèn này vừa có thể đưa ánh sáng đến gần nơi bạn cần hơn. Và, giống như đèn lắp nổi, đèn thả trần sẽ cần được làm sạch định kỳ để loại bỏ bụi bặm.
Đèn âm trần, đèn lắp nổi và đèn thả đều có sẵn trong các mô hình tương thích với nhiều loại bóng đèn khác nhau. Nếu bạn có một loại đèn cụ thể chẳng hạn như bóng đèn Halogen MR-16, thì bạn sẽ cần phải sắm phụ kiện phù hợp với loại đèn đó.
Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí!
Hơn 15 năm hình thành và phát triển, Trường Thắng luôn theo đuổi lý tưởng xây dựng một hệ sinh thái nội thất gỗ sồi và óc chó tự nhiên với mong muốn mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao, lành tính với vật liệu không chứa formaldehyde, không chì. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất trọn gói cho các công trình nhà giao thô hoặc cải tạo nhà ở, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!
Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tác công phu, thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.
Bài viết liên quan