Hệ thống showroom               72 - 74 Nguyễn Cơ Thạch (Toà nhà Sarimi), Khu đô thị Sala, Quận 2, HCM               23 Nguyễn Lương Bằng (Toà nhà Greenview), Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, HCM
Kiến Thức Nội Thất

Bỏ túi những kinh nghiệm cải tạo nền nhà cực kỳ hữu dụng

Một trong những khâu quan trọng nhất khi sửa chữa nhà là cải tạo nền nhà. Vậy đâu là cách làm thông dụng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất? Xem ngay những kinh nghiệm sau đây!

Sau nhiều năm sử dụng, ngôi nhà bắt đầu xuống cấp cũ kỹ với những hư hỏng gây bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt. Vì vậy, cải tạo lại nhà ở là điều vô cùng cần thiết để có không gian sống tiện nghi nhưng vẫn tiết kiệm chi phí hơn so với việc đập đi xây lại. Trong quá trình cải tạo, chắc chắn bộ phận được nhiều gia chủ quan tâm là phần nền nhà. Làm thế nào để cải tạo nền nhà hiệu quả, nhanh chóng mà tiết kiệm chi phí nhất? Cùng Trường Thắng tham khảo những kinh nghiệm dưới đây và “bỏ túi” ngay để áp dụng cho mình bạn nhé!

Cải tạo nền có tầm quan trọng như thế nào?

Đối với ngôi nhà đã sử dụng sau một thời gian, chắc chắn sẽ gặp phải tình trạng xuống cấp tại một số bộ phận, vị trí. Thế nhưng nhiều người lại quan tâm tới việc thay đổi ngoại thất và ít khi chú ý đền phần nền nhà. Trong khi đó, nó lại là bộ phận tiếp xúc với các thành viên nhiều nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh hoạt hằng ngày.

Nếu nền nhà bị nứt, gãy hay hư hỏng thì việc sinh hoạt sẽ gặp nhiều trở ngại lớn. Thậm chí nó còn gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trong ngôi nhà. Đặc biệt, đối với gia đình có người lớn tuổi hay trẻ nhỏ thì còn có thể dẫn đến nhiều tai nạn đáng tiếc.

Chính vì vậy, mà việc cải tạo nền cho ngôi nhà là vô cùng cần thiết. Trong đó, giải pháp được lựa chọn nhiều nhất là lát gạch mới lên nền gạch cũ.

Khi cải tạo lại nhà cũ, một trong những phần cần quan tâm nhất là cải tạo nền nhà

Kinh nghiệm cải tạo nền nhà bạn nên biết

+ Chân tường:

Hãy dùng biện pháp bóc bỏ những lớp vữa trát cũ và đục bỏ phần vữa ở 3 hàng gạch có liên kết với cốt sàn nhà. Sau đó xử lý lại bằng xi măng mác cao, trát thêm lớp vữa bảo vệ cao khoảng 90cm so với phần cốt sàn nhà cũ.

+ Xử lý võng sàn, nứt sàn:

Nếu sàn nhà bạn bị võng, nứt trong quá trình sử dụng, hoặc chủ nhà tự ý chia nhỏ phòng và xây thêm tường, tầng trực tiếp tại các vị trí không có dầm, sàn sẽ bị võng và nứt.

Để xử lý tình trạng này, bạn cần phá dỡ các bức tường, các tầng được xây dựng sai quy định. Nếu muốn xây thêm tường thì cần phải cải tạo móng nhà hoặc lựa chọn những nơi có dầm để tạo lực nâng đỡ cho toàn bộ kết cấu nhà.

+ Xử lý nứt cổ tường trên ban công, sân thượng:

Sau một thời gian, các bức tường được xây dựng trên ban công hoặc tường chắn mái bị nứt. Điều này là do tác động của thời tiết hoặc thợ thi công ban đầu không xử lý phần vữa xi măng mác cao để chống thấm ngược, hay không dát vát để chống đọng nước cho các vị trí chân tường, vì thế trần sàn sẽ bị ngấm, đọng nước khi trời mưa. Đặc biệt, nếu thời tiết thay đổi đột ngột, các lớp bị ngấm nước co giãn mạnh gây nên tình trạng nứt cổ trần.

Trong quá trình cải tạo nền nhà, nếu thấy có hiện tượng này. Hãy sử lại bằng cách đục bỏ một phần chân tường ở phía ngoài, trát lại xi măng mác cao và xây vát góc để tránh tình trạng đọng nước tại các vị trí giao nhau giữa tường và trần nhà.

+ Xử lý cấy dầm mới:

Nếu muốn cải tạo móng nhà cấp 4, nhà ống hoặc nhà tầng, thì bạn cần phải cấy thêm dầm mới. Có nhiều phương pháp thi công, tuy nhiên phổ biến nhất là phá một phần bê tông nhỏ bảo vệ thép, để thép cũ lộ ra bên ngoài. Từ đó bắt đầu hàn và buộc thép mới nối với thép cũ.

Lưu ý các bước cơ bản khi nâng sàn nhà

Trong quá trình cải tạo nền nhà, nếu muốn nâng độ cao của sàn, bạn cần phải tuân thủ theo các bước cơ bản như sau:

– Bước 1: Làm vỡ bề mặt của nền gạch cũ nhằm làm tăng độ liên kết của lớp sàn cũ với sàn mới.
– Bước 2: Tiến hành kiểm tra, thay thế những hệ thống bị hư hỏng, cũ kỹ ở phần dưới nền nhà.
– Bước 3: Sau đó đổ thêm lớp cát, xà bần lên đến độ cao cần nâng và trừ hao đi 8cm.
– Bước 4: Tưới nước để đầm thật kỹ.
– Bước 5: Tiếp tục cán lớp bê tông đá mi với độ dày 5cm để tăng độ cứng cho nền.
– Bước 6: Khi trát lớp vữa phải tạo độ dốc hướng về phía thoát nước và chỗ mỏng nhất phải tối thiểu 2cm.
– Bước 7: Cuối cùng là lát lại nền gạch mới để hoàn thiện.

Một trong những mẹo mà bạn có thể tham khảo thêm: rải một lớp vôi sống ở trên lớp bê tông đá mi. Nó có công dụng giúp diệt khuẩn, tạo độ ẩm tối đa cho nền gạch. Đối với nền mới nên để khô ráo hoàn toàn sau đó mới đưa vào sử dụng, kê dọn đồ đạc đặt lên nền. Điều này giúp tránh diễn ra tình trọng làm hư hỏng, sụt lún nền.

Một trong những mẹo mà bạn có thể tham khảo thêm là rải một lớp vôi sống ở trên lớp bê tông đá mi để diệt khuẩn, tạo độ ẩm tối đa cho nền gạch

Thông qua những kinh nghiệm cải tạo nền nhà trên đây, chắc chắn bạn đã cảm thấy dễ dàng hơn khi thi công làm mới bộ phận này. Mọi thắc mắc liên quan, hãy liên hệ ngay đến Trường Thắng để được hỗ trợ nhanh chóng và tận tình nhất!

Công trình thực tế được thực hiện bởi Trường Thắng

Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí!

Hơn 15 năm hình thành và phát triển, Trường Thắng luôn theo đuổi lý tưởng xây dựng một hệ sinh thái nội thất gỗ sồi và óc chó tự nhiên với mong muốn mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao, lành tính với vật liệu không chứa formaldehyde, không chì. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất trọn gói cho các công trình nhà giao thô hoặc cải tạo nhà ở, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!

Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tác công phu, thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.

Tin liên quan