SALE Chương trình ưu đãi dành cho khách hàng cũ và mới. Truy cập tại đây.

Bụi mịn là gì? – Những tác hại đến sức khỏe và cách phòng tránh

Bụi mịn không chỉ tồn tại ngoài trời mà còn xuất hiện ngay trong nhà. Nó là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm quan trắc môi trường Việt Nam, nồng độ bụi […]

Bụi mịn không chỉ tồn tại ngoài trời mà còn xuất hiện ngay trong nhà. Nó là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản.

o-nhiem-khong-khi-tu-bui-min

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm quan trắc môi trường Việt Nam, nồng độ bụi mịn PM1.0 và PM2.5 trong không khí tại Hà Nội và TP.HCM trong những ngày qua đã vượt ngưỡng tiêu chuẩn của Tổ chức y tế Thế giới (WHO). Sự gia tăng lượng bụi mịn trong không khí sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.

Bụi mịn gần đây là cụm từ được nhắc đến thường xuyên trong các báo cáo về chất lượng không khí cũng như báo cáo sức khỏe toàn cầu. Bụi mịn không chỉ tồn tại ngoài trời mà còn xuất hiện ngay trong nhà. Khác với loại bụi truyền thống, mật độ gia tăng ngày càng cao của bụi mịn có thể là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người.

Bụi mịn là gì?

bui-min-la-gi

Bụi mịn, đặc biệt là PM2.5, là hạt vật chất có kích thước cực kỳ nhỏ có thể được tìm thấy trong không khí. Đường kính một hạt bụi mịn là dưới 2,5 micromet, nhỏ hơn 40 lần so với đường kính một sợi tóc. Kích thước này khiến bụi mịn trở nên vô hình. Chúng chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi điện tử.

Mối nguy cho sức khoẻ từ bụi mịn

tac-hai-cua-bui-min-den-suc-khoe

Kích thước siêu nhỏ khiến bụi mịn càng trở nên ghê gớm hơn đối với sức khỏe con người. Chúng có khả năng thâm nhập vào phổi và máu thông qua hoạt động hít thở.

Một số triệu chứng khi nhiễm bụi mịn gồm: ho, tức ngực, khó thở, kích thích mắt – mũi – họng thậm chí là hen suyễn, viêm phế quản và các vấn đề hô hấp khác. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra mối liên kết của việc phơi nhiễm bụi mịn với với nguy cơ gia tăng các bệnh đau tim, đột quỵ, một số loại ung thư và dị tật bẩm sinh.

Bụi mịn đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc bệnh tim, phổi, người cao tuổi và trẻ em cũng như có ảnh hưởng không tốt cho những người khỏe mạnh.

Nguồn phát sinh bụi mịn

o-nhiem-khong-khi-tu-khoi-xe

Ô nhiễm không khí ngoài trời thường được gây ra bởi PM2.5. Những hạt này được tạo ra từ khí thải ô tô, xe máy, xe tải, xe buýt, nhà máy điện và các hoạt động khác như đốt gỗ và than. Các sự kiện tự nhiên như cháy rừng cũng sản sinh thêm một phần bụi mịn vào không khí. Bụi mịn trong không khí ngoài trời có thể dễ dàng lan ra ở diện rộng đến hàng cây số.

Một quan niệm sai lầm phổ biến là loại bụi này chỉ ảnh hưởng đến chất lượng không khí ngoài trời, nhưng sự thật là, PM2.5 có thể tồn tại ngay trong nhà. Các hoạt động hàng ngày như nấu ăn (chiên, xào và nướng thịt), đốt nến, hút thuốc đều có khả năng tạo ra bụi mịn trong nhà.

Cách bảo vệ sức khỏe trước ô nhiễm không khí

mang-khau-trang-chong-bui-min-khi-ra-duong

Mang khẩu trang đặc biệt là loại khẩu trang ngăn bụi mịn chuyên dụng khi ra đường. Bổ sung rau xanh, hoa quả giàu vitamin vào thực đơn hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nấu ăn là một nguyên nhân cực kỳ phổ biến gây ra bụi mịn trong nhà. Vì vậy, bạn nên mở cửa sổ và bật máy hút mùi trong khi chế biến thức ăn. Nến paraffin thông thường sẽ giải phóng các hạt mịn vào không khí khi bị đốt cháy. Bạn có thể thay thế loại nến này bằng nến sáp ong.

Trong trường hợp sử dụng máy lọc không khí, hãy lựa chọn loại máy có màng lọc HEPA và bộ lọc than hoạt tính  để đảm bảo lọc sạch bụi mịn PM2.5 khỏi không khí. Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng thêm cây xanh trong nhà để giúp thanh lọc không khí.

Có thể bạn quan tâm: