Nicole Stjernswärd sinh viên tốt nghiệp tại Imperial College London và Royal College of Art đã phát minh ra Kaiku, một hệ thống biến thực vật thành bột màu tự nhiên bằng công nghệ hóa hơi. Formaldehyde là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh Bơ, lựu, củ cải đường, chanh và hành […]
Nicole Stjernswärd sinh viên tốt nghiệp tại Imperial College London và Royal College of Art đã phát minh ra Kaiku, một hệ thống biến thực vật thành bột màu tự nhiên bằng công nghệ hóa hơi.
Bơ, lựu, củ cải đường, chanh và hành tây là một số trong danh sách các loại rau củ quả có thể trở thành nguyên liệu thô cho sơn, mực và thuốc nhuộm khi được sản xuất bởi Kaiku.
Vỏ rau củ quả sẽ được đun sôi trong nước để tạo thành dung dịch thuốc nhuộm. Sau đó, chúng được chuyển đến một bể chứa thuộc hệ thống Kaiku. Cùng với không khí nóng, áp suất, thuốc nhuộm này được đẩy vào buồng chân không bằng thuỷ tinh thông qua một vòi phun. Lớp khí nóng trong bể chứa nhanh chóng làm bốc hơi thuốc nhuộm sau đó đưa các hạt bột màu qua buồng chân không đến bể chứa.
Stjernswärd đã thiết kế Kaiku như một giải pháp thay thế tự nhiên cho việc sử dụng các sắc tố nhân tạo thường chứa các thành phần hoá chất độc hại.
“Bằng cách chuyển đổi sang các sắc tố tự nhiên, chúng ta sẽ dễ dàng tái chế sản phẩm hơn. Vì nhiều sắc tố tổng hợp ngày nay là độc hại hoặc được làm bằng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, màu sắc thường được coi là ‘chất ô nhiễm’ trong mô hình Kinh tế tuần hoàn. Tôi hy vọng sẽ thay đổi dạng thức này.”, Stjernswärd cho biết.
Stjernswärd đã bắt đầu dự án của mình bằng cách phỏng vấn các nghệ sĩ và gặp David Peggie, một nhà hóa học làm việc tại Phòng trưng bày Quốc gia Luân Đôn, để hiểu rõ hơn về các sắc tố sơn được sử dụng bởi cả những bậc thầy nghệ thuật và các họa sĩ đương đại.
Các sắc tố ban đầu đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, chẳng hạn như màu xanh lam được điều chế từ đá lapis lazuli, màu vàng từ đất sét đỏ và màu đỏ từ cánh bọ cánh cứng nghiền nát. Các loại rau củ như hành tây thường được sử dụng để nhuộm vải.
Tuy nhiên, các phương pháp này đã trở nên lỗi thời trong thời đại công nghiệp như hiện nay và bị thay thế bởi những màu sắc rẻ hơn có nguồn gốc từ hóa dầu. Đây là tác nhân làm tầm trọng thêm vấn đề về ô nhiễm môi trường và đe doạ sức khoẻ con người.
Các hoá chất gốc dầu mỏ như benzen, xylen vẫn có thể được phát thải vào không khí ngay cả khi lớp sơn đã khô sau một thời gian dài, gây ô nhiễm không khí trong nhà, dẫn đến các vấn đề về hô hấp và thậm chí còn có hại cho tầng ozone.
Bên cạnh đó, nước thải công nghiệp có chứa màu tổng hợp sẽ thấm vào nguồn nước, gây ngộ độc thủy sinh và có tác hại lớn cho sức khỏe con người.
Vì vậy, Kaiku cung cấp một hệ thống điều chế màu sắc từ việc tận dụng chất thải thực phẩm thay vì để chúng phân huỷ sinh học trong các bãi rác.
“Bởi vì các sắc tố đều ở dạng bột khô nên chúng có thể được sử dụng làm phụ gia trong hầu hết mọi công thức sơn. Tôi đã thành công khi thử nghiệm các sắc tố này với màu trứng, màu nước và mực. Về mặt vật liệu, tôi đã thử chúng với nhựa sinh học agar, cellulose vi sinh, giấy, vải, thạch cao và veneer. Tôi có thể thấy tính ứng dụng cao của sản phẩm với vật liệu sinh học, sơn nước truyền thống, mực máy in, mực bút bi và thậm chí cả mỹ phẩm.” Stjernswärd nói.
Chất tannin có trong vỏ bơ tạo ra một loại sắc tố màu đỏ ruby mà sẽ cho ra màu cam khi điều chế sơn hoặc chuyển thành màu hồng nhạt với thuốc nhuộm vải. Lựu và hành tây tạo ra lại cho ra bột màu vàng, và độ đậm nhạt có thể được điều chỉnh bằng cách thêm giấm hoặc baking soda vào hỗn hợp.
Stjernswärd đang làm việc với các họa sĩ và nhà thiết kế thời trang để thử nghiệm các ứng dụng sắc tố tự nhiên này. Trong tiếng Phần Lan, quê hương của bà Stjernswärd, Kaiku có nghĩa là ‘tiếng vang’.
“Kaiku nói lên giá trị nguyên bản vốn có, những câu chuyện hay quá khứ đằng sau mỗi sắc tố, chứ không trơ trọi và công nghiệp như những màu sắc thông thường. Những màu sắc này đôi khi có những biến đổi đáng ngạc nhiên, khiến bạn nhớ rằng chúng được tạo ra từ thực vật sống.” cô nói.
Vật liệu bền vững là một chủ đề chính cho sinh viên tốt nghiệp thiết kế trong năm nay của Imperial College London. Một vài công trình đáng chú ý khác là hệ thống trồng và sản xuất nấm từ bã cà phê, cùng với mô hình bộ lọc biến dầu ăn thành xà phòng.