Hệ thống showroom               72 - 74 Nguyễn Cơ Thạch, Khu đô thị Sala, Quận 2, HCM               23 Nguyễn Lương Bằng, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, HCM
Tin Tủ Bếp | 04/05/2020

Một Số Lưu Ý Khi Thiết Kế Đảo Bếp

Để xác định các yếu tố cần có và cách sắp xếp, nhà thiết kế phải nắm rõ mục đích chính hoặc trọng tâm của đảo bếp. Dưới đây là một số yếu tố cần được xem xét khi thiết kế đảo bếp. Ý tưởng thiết kế nội thất tiết kiệm không gian cho nhà […]

Để xác định các yếu tố cần có và cách sắp xếp, nhà thiết kế phải nắm rõ mục đích chính hoặc trọng tâm của đảo bếp. Dưới đây là một số yếu tố cần được xem xét khi thiết kế đảo bếp.

Đảo bếp là một phần không thể thiếu trong bố trí nhà bếp lớn hơn với quầy bếp, không gian lưu trữ và ăn uống được mở rộng. Đây đồng thời là một tiêu điểm trực quan cho căn bếp. Đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau, đảo bếp có thể được thiết kế theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như kết hợp với ghế stool, lắp thêm chậu rửa, bếp nấu, ngăn kéo, hoặc thậm chí là máy rửa chén và lò vi sóng.

Để xác định các thành phần cần có và cách sắp xếp. Các nhà thiết kế phải nắm rõ mục đích chính hoặc trọng tâm của đảo bếp. Khu vực này sẽ chủ yếu được phục vụ như một quầy ăn sáng. Hoặc là một không gian để tiếp khách, phần mở rộng của nhà bếp,… Với chức năng này, làm thế nào để tăng cường luồng công việc với không gian bếp còn lại? Dưới đây là một số yếu tố cần được xem xét khi thiết kế đảo bếp.

horizontal-pure-solid

Xác định kích thước

Kích thước của đảo bếp vô cùng quan trọng. Yếu tố này ảnh hưởng đến thẩm mỹ và công năng. Một đảo bếp quá lớn sẽ lấn át toàn bộ hệ tủ bếp. Ngoài ra, đảo bếp quá lớn còn kìm hãm luồng di chuyển, hạn chế quy trình nấu nướng và dọn dẹp. Do đó, chức năng của nhà bếp sẽ bị giảm đi. Vậy nên, đảo bếp nên cách không gian xung quanh khoảng 1220mm. Từ đó đảm bảo chừa đủ chỗ mở thiết bị và di chuyển thoải mái trong bếp.

Ngược lại, một đảo bếp quá nhỏ lại không phù hợp cho nhiều tính năng. Ví dụ như mở rộng quầy bếp, không gian lưu trữ, chỗ lắp đặt thiết bị và ghế ngồi. Nếu bếp nhỏ, đảo bếp phải có chiều dài dưới 0.6 hoặc 0.9 mét. Ngoài ra, bếp nên thiết kế theo kiểu mở. Vì vậy, một đảo bếp lý tưởng nên rộng tối thiểu 0.9 mét và dài ít nhất 1.2 mét. Để chứa cả tủ đôi hoặc quầy bar nhô ra. Một nhà bếp đủ rộng để chứa được đảo bếp phải dài ít nhất 4 mét.

Chiều cao của đảo bếp thường cao 914mm hoặc 1067 mm. Đảo bếp cao 1067 mm thường có hai tầng. Bao gồm quầy bar với ghế cao và không gian quầy bếp riêng biệt. Đảo bếp hai tầng cho phép thiết kế và biến thể sáng tạo hơn.

truong-thang-mot-so-luu-y-khi-thiet-ke-dao-bep-3

Đảo bếp cao 1067 mm thường có hai tầng bao gồm quầy bar với ghế cao và không gian quầy bếp riêng biệt

Thiết bị

Tùy thuộc vào kích thước của bếp và quy trình làm việc mong muốn. Đảo bếp có thể có nhiều thiết bị khác nhau. Gồm: bồn rửa, lò vi sóng, máy rửa chén, bếp nấu… Nếu muốn giữ cho đảo bếp tối giản, phương án tốt nhất là chỉ nên sử dụng hệ tủ ngăn kéo.

Ngoài ra, nên lắp thêm một quầy bar ăn sáng hoặc đặt thêm ghế ngồi ở khu vực này. Đối với những khách hàng là những người thích nấu ăn và muốn mở rộng bếp, nên lắp thêm bếp nấu và bồn rửa. Việc thêm các thiết bị này nên được cân nhắc ở một số điểm.

Bồn rửa tại đảo bếp phải đi kèm với máy rửa chén hoặc đặt gần máy rửa chén sát tường. Nếu có thêm bếp nấu lắp âm, máy hút mùi cũng phải được lắp đặt tại vị trí này. Cuối cùng, thêm quầy bar vào đảo giúp tăng thêm không gian quây quần ăn uống và tiếp khách. Để tránh quá tải, nên lựa chọn kỹ thiết bị sẽ lắp ở đảo thay vì chọn tất cả.

truong-thang-mot-so-luu-y-khi-thiet-ke-dao-bep-2

Nếu đảo bếp được tích hợp bếp nấu lắp âm, máy hút mùi cũng phải được lắp đặt tại vị trí này

Luồng công việc

Những cân nhắc này có liên quan chặt chẽ đến quy trình làm việc trong nhà bếp. Với bất kỳ không gian nội thất nào, nhà thiết kế chịu trách nhiệm xem xét các luồng chuyển động. Ngoài ra còn có các khu vực chức năng cũng như thói quen sử dụng thiết bị.

Ví dụ, bồn rửa nên được đặt gần máy rửa chén. Tủ đựng thùng rác cũng nên được đặt gần khu vực này. Tương tự, không gian gần bồn rửa hoặc bếp cũng nên được nới rộng. Vậy nên, thao tác sơ chế sẽ tiện lợi hơn. Trong khi đó, quầy ăn sáng thường không được lắp gần bếp nấu. Điều này nhằm tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa người ngồi với khói và hơi nóng của bếp toả ra khi nấu nướng.

Hơn nữa, quy tắc tam giác hoạt động chỉ ra rằng: Mỗi không gian làm việc, tức là mặt bếp, bồn rửa, tủ lạnh hoặc lò nướng nên cách nhau từ 1.2 đến 2.7 mét. Quy tắc này lý giải việc tại sao không nên làm quá tải đảo bếp với các thiết bị. Và việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ cho phép người dùng làm việc thoải mái và hiệu quả nhất có thể. Thêm nữa, dù muốn nhét nhiều ghế ngồi vào khu vực này nhưng thực tế cho thấy người dùng có thể thấy không thoải mái khi chạm khuỷu tay vào nhau trong khi ăn.

Lưu trữ

Lưu trữ gắn liền với xem xét các thiết bị và quy trình làm việc. Nhà thiết kế phải đạt được sự cân bằng tinh tế giữa việc kết hợp không gian làm việc với tối ưu lưu trữ ở đảo bếp. Nếu có tủ và ngăn kéo rộng rãi ở những nơi khác trong nhà bếp, có thể ưu tiên bổ sung thêm thiết bị hoặc mở rộng khu vực quầy bar.

Nếu lưu trữ là mối quan tâm chính, thì các chức năng khác của đảo bếp có thể bị hạn chế. Khu vực này liên quan đến một số sự kết hợp của tủ mở cánh và ngăn kéo. Các nhà thiết kế phải đảm bảo chiều cao, chiều sâu của tủ và độ sâu để đặt vừa thiết bị.

City-Pure-Solid-Luxury

Hệ thống chiếu sáng

Cuối cùng, chiếu sáng là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt về thẩm mỹ cho đảo bếp với sự kết hợp đèn chiếu sáng như đèn treo, đèn chân tủ bếp. Riêng đối với những đảo bếp có quầy ăn sáng và bếp nấu, ánh sáng đầy đủ là điều cần thiết để người dùng có thể nhìn thấy thức ăn trong khi nấu và dùng bữa.

Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí!

lien he truong thang

Tin liên quan