Hệ thống showroom               72 - 74 Nguyễn Cơ Thạch, Khu đô thị Sala, Quận 2, HCM               23 Nguyễn Lương Bằng, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, HCM

Xu hướng thiết kế mới xoá mờ ranh giới giữa nội thất và kiến trúc

Một xu hướng thiết kế mới nổi đang xoá mờ ranh giới giữa nội thất và kiến ​​trúc là định hình không gian bằng các vật thể có chung đặc điểm của hai phạm trù này, tạo ra một môi trường năng động với khả năng thích ứng cao. Kiến tạo không gian sống hạnh […]

Một xu hướng thiết kế mới nổi đang xoá mờ ranh giới giữa nội thất và kiến ​​trúc là định hình không gian bằng các vật thể có chung đặc điểm của hai phạm trù này, tạo ra một môi trường năng động với khả năng thích ứng cao.

Một xu hướng thiết kế mới nổi đang xoá mờ ranh giới giữa nội thất và kiến ​​trúc là định hình không gian bằng các vật thể có chung đặc điểm của hai phạm trù này, tạo ra một môi trường năng động với khả năng thích ứng cao. Do nhu cầu gia tăng về tính linh hoạt trong các không gian nhỏ hoặc xu hướng thiết kế kiến ​​trúc phản ánh xã hội thiên về thiết bị, các yếu tố giữa kiến ​​trúc và nội thất ngày càng mở ra cánh cửa hướng tới sự linh hoạt của không gian. Không phải kiến ​​trúc hay nội thất (hoặc cả hai), những vật thể nói trên hoạt động ở điểm giao thoa giữa hai quy mô tương tác của con người, hình thành nên một xu hướng thiết kế mới cho không gian sống.

Kiến trúc được định nghĩa bởi sự chuyển động không ngừng từ quy mô lớn như thành phố, đến quy mô nhỏ hơn như các chi tiết xây dựng. Mặc dù kiến ​​trúc sư không còn xa lạ với đồ nội thất hoặc thiết kế sản phẩm, nhưng tính xuyên ngành ngày càng tăng đã góp phần định danh nghề nghiệp và xã hội nói chung, thúc đẩy các nhà thiết kế chuyển đổi linh hoạt giữa những quy mô. Kết quả là, một không gian mơ hồ xuất hiện, nơi một xu hướng thiết kế nội thất mới và khó phân định được hình thành dựa trên sự giao thoa, hợp nhất của kiến trúc và nội thất. Những loại vật thể mới được tạo ra đang định hình không gian nội thất và khơi dậy một dòng nghiên cứu lý thuyết hoàn toàn mới, được Schemata Architects có trụ sở tại Tokyo định nghĩa là bán kiến ​​trúc. Về cơ bản, đây là cầu nối giữa nội thất và kiến ​​trúc, nơi không gian được tạo ra ở quy mô kiến ​​trúc và sử dụng ngôn ngữ của thiết kế nội thất.

Kết quả của sự giao thoa giữa nội thất và kiến trúc là một khái niệm mới mang đặc điểm chung của hai phạm trù và khó phân định rạch ròi.

Sự thay đổi về quy mô đến từ cả hai lĩnh vực thiết kế này góp phần làm chững lại định nghĩa mơ hồ nơi thiết kế nội thất và kiến trúc có xu hướng chồng chéo lên nhau. Một mặt, cái mà Reyner Banham gọi là “furniturisation” – sự biến hóa nội thất trong kiến ​​trúc, nơi mà vật thể kiến ​​trúc trở thành một đối tượng phức tạp, một món đồ nội thất tinh vi. Cụm từ này đã khái quát một cách hoàn hảo các đặc tính của kiến ​​trúc pop-up và tất cả các phạm vi cấu trúc tạm thời được giới thiệu thông qua các lễ hội kiến trúc.

Mặt khác, không ở đâu sự pha trộn giữa đồ nội thất và kiến ​​trúc rõ ràng hơn ở khu vực đô thị. Sự sụt giảm liên tục trong không gian sống đang thúc đẩy một xu hướng thiết kế nội thất hướng tới các giải pháp đa chức năng và phức tạp hơn để ứng dụng cho không gian mà chúng phục vụ. Việc biến đồ nội thất thành một loại kiến ​​trúc vi mô được tăng cường bởi sự hấp dẫn của cấu trúc mô-đun và các bộ phận tiền chế (di sản của thời kỳ Hiện đại đã đạt đến tính khả thi về mặt công nghệ trong những năm gần đây). Phần dưới đây nhấn mạnh một số thành quả từ sự giao thoa của nội thất và kiến ​​trúc, góp phần tái tạo cảnh quan của không gian sống.

“Furniturisation” là sự biến hóa nội thất trong kiến ​​trúc, nơi mà vật thể kiến ​​trúc trở thành một đối tượng phức tạp, một món đồ nội thất tinh vi.

Tường tích hợp thiết bị

Các mảng tường của dự án All I Own House này không đơn thuần chỉ là vách ngăn giữa các phòng nữa mà còn cung cấp không gian chứa đựng các thiết bị chức năng.

Không gian được xác định lỏng lẻo cho phép nhiều cấu trúc khác nhau cùng tồn tại và do đó, nhiều hoạt động chồng chéo đang trở thành tiêu chuẩn ở các thành phố đông dân cư, nơi số lượng nhà ở đang bị giảm đến mức tối thiểu do nhu cầu cao và chính sách chống bán phá giá. Trong ví dụ của PKMN Architectures, studio này đã tận dụng các bức tường tích hợp thiết bị như một giải pháp kết hợp giữa kiến trúc và nội thất. Các mảng tường không đơn thuần chỉ là vách ngăn giữa các phòng nữa mà còn cung cấp không gian chứa đựng các thiết bị chức năng. Hệ thống này tiêu biểu cho kiểu thiết kế đáp ứng nhu cầu biến không gian sống thành “nơi của mọi chức năng”. Ở một mức độ nào đó, chiến lược này chuyển sang ngôn ngữ kiến ​​trúc với khái niệm dịch vụ theo yêu cầu, xác định ý tưởng về không gian phục vụ theo yêu cầu, như trường hợp của All I Own House nêu trên. Không ảnh hưởng đến bất kỳ khu vực sinh hoạt nào, không gian giãn cách và hợp nhất lại thông qua việc sử dụng các bức tường chức năng di động, kết hợp giữa vách ngăn và đồ nội thất.

Một giải pháp thú vị khác mà Trường Thắng đã triển khai là phân tách không gian bên trong một căn hộ 1 phòng ngủ bằng chiếc tủ quần áo cánh lùa.

Một điểm khác về concept của loại tường này là tập hợp các dịch vụ và chức năng xung quanh chu vi không gian sống, trong sự gia tăng độ dày tường như trường hợp của Bath Kitchen House của Takeshi Shikauchi. Thiết kế tận dụng tối đa diện tích nhỏ bằng cách giảm thiểu các dịch vụ đến mức tối thiểu để giải phóng không gian đa chức năng ở trung tâm.

Thiết kế tận dụng tối đa diện tích nhỏ bằng cách giảm thiểu các dịch vụ đến mức tối thiểu để giải phóng không gian đa chức năng ở trung tâm.

Nội thất quy mô lớn / kiến ​​trúc quy mô nhỏ

Giữa cuộc tranh luận về việc liệu các nhà thiết kế hoặc kiến ​​trúc sư có nên xác định đồ nội thất hay không, một số phương pháp đang giải quyết sự tương tác của người dùng với không gian một cách tổng thể, quản lý cảnh quan cho cuộc sống hàng ngày. Bằng cách tích hợp các yếu tố chức năng vào cấu trúc phức tạp, kiến ​​trúc đang vượt qua một số thuộc tính trước đây của các đồ nội thất tiêu chuẩn. Các phần tử cố định, bán tiền chế tạo nên khu nhà ở lắp ghép với từng cụm chức năng. Những món đồ nội thất kiến ​​trúc phức tạp này chứa đựng nhiều chức năng và mục đích sử dụng được sắp xếp cẩn thận. Đồ nội thất bằng composite lớn của Atelier tao + c đáp ứng hầu hết các yêu cầu chức năng của dự án U-shaped room. Tường và tấm sàn, những yếu tố cổ điển mà kiến ​​trúc vận hành đang được thay thế bằng một thiết bị kiến ​​trúc thu nhỏ, một món đồ nội thất có thể cư trú được.

Bằng cách tích hợp các yếu tố chức năng vào cấu trúc phức tạp, kiến ​​trúc đang vượt qua một số thuộc tính trước đây của các đồ nội thất tiêu chuẩn.

Plug-In Home

Vào những năm 1970, nhà thiết kế nội thất người Ý Joe Colombo đã đi trước thời đại với phát minh The Total Furnishing Unit, hợp nhất tất cả các dịch vụ của một ngôi nhà thành một thiết bị phức hợp duy nhất, tạo nên một “cỗ máy để ở” thực sự với nhà bếp, phòng tắm khép kín và giường đơn. Kể từ đó, các kiến ​​trúc sư và nhà thiết kế đã phát triển thêm đơn vị mô-đun phức hợp này trong thiết kế căn hộ siêu nhỏ, trong đó có dự án thử nghiệm đồ nội thất robort đến dự án MIT’S City Home với sự hợp tác của Ikea và công ty khởi nghiệp Ori của Mỹ. Mặc dù vậy, dường như không có thiết bị nào phù hợp với tính linh hoạt và nhiều cấu hình trong thiết kế của Colombo. Hai ví dụ đương đại nêu trên đều mang lại một đặc điểm khác cho nhà ở hiện nay là tác động sâu sắc của công nghệ đến mối quan hệ của chúng ta với không gian kiến ​​trúc và các vật thể sống trong đó, đóng một phần thiết yếu trong việc xóa mờ ranh giới giữa đồ nội thất và kiến ​​trúc.

The Total Furnishing Unit được coi như một “cỗ máy để ở” với nhà bếp, phòng tắm khép kín và giường đơn.

Những vật thể này vượt quá phạm vi thiết kế nội thất và trực tiếp định hình không gian kiến ​​trúc cho thấy sự phức tạp, quy mô và yêu cầu chức năng ngày càng tăng của đồ nội thất đương đại. Đồng thời, những “con lai” này phản ánh nhu cầu ngày càng cao về tính linh hoạt và không gian kiến ​​trúc đáp ứng. Xu hướng thiết kế nội thất mới cho thấy giá trị cao của không gian và mong muốn thỏa mãn mọi khát vọng của cuộc sống đương đại, bất kể diện tích khiêm tốn.

Xu hướng thiết kế nội thất mới cho thấy giá trị cao của không gian và mong muốn thỏa mãn mọi khát vọng của cuộc sống đương đại bất kể diện tích khiêm tốn.

Nguồn: Archdaily

Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí!

Hơn 15 năm hình thành và phát triển, Trường Thắng luôn theo đuổi lý tưởng xây dựng một hệ sinh thái nội thất gỗ sồi và óc chó tự nhiên với mong muốn mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao, lành tính với vật liệu không chứa formaldehyde, không chì. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất trọn gói cho các công trình nhà giao thô hoặc cải tạo nhà ở, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!

Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tác công phu, thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.

Bài viết liên quan