SALE Chương trình ưu đãi dành cho khách hàng cũ và mới. Truy cập tại đây.

6 ý tưởng chiến lược cho một dự án thiết kế thành phố lành mạnh

Để giảm tác động của các thành phố, FABRICations đã đưa ra 6 chiến lược thiết kế thành phố lành mạnh giúp thúc đẩy tính tuần hoàn trong các khu vực đô thị. Sử dụng vật liệu tái chế trong xây dựng – Giải pháp bảo vệ môi trường Theo một số ước tính, các […]

Để giảm tác động của các thành phố, FABRICations đã đưa ra 6 chiến lược thiết kế thành phố lành mạnh giúp thúc đẩy tính tuần hoàn trong các khu vực đô thị.

Theo một số ước tính, các thành phố tiêu thụ hơn 2/3 năng lượng của thế giới và chiếm hơn 70% lượng khí thải CO2 toàn cầu. Con số này chắc chắn sẽ tăng lên khi tình trạng di cư toàn cầu từ nông thôn sang thành thị vẫn liên tục tiếp diễn. Mong muốn tạo ra các mô hình giúp cho thành phố lành mạnh duy trì một cách hiệu quả những nhu cầu này, studio Hà Lan FABRICations đã nghiên cứu cách thức mà các thành phố tại Hà Lan có thể giảm lượng khí thải carbon thông qua những phương pháp tiếp cận thiết kế mới.

Để giảm tác động của các thành phố đối với hành tinh này, FABRICations ủng hộ việc xem xét lại các hệ thống đô thị và kiểm tra cốt lõi thành phố. Công trình “Urban Metabolism” của họ được hình dung như là một hệ thống cơ sở hạ tầng chồng chéo, dựa trên các quy trình tuần hoàn mà ở đó, các sản phẩm còn lại của một hệ thống sẽ trở thành tài nguyên cho một hệ thống khác.

Do đó, công ty đã phát triển một cách tiếp cận với sáu chiến lược tương lai cho các thành phố lành mạnh, được thể hiện thông qua các dự án nghiên cứu và hợp tác thiết kế khác nhau, từ tái sử dụng nhiệt và năng lượng còn lại để biến đổi các thành phố hiện đại thành những miếng bọt biển. Các chiến lược này đều nhằm mục tiêu thúc đẩy tính tuần hoàn trong các khu vực đô thị. 

1/ Sử dụng nhiệt dư, tái sử dụng và phân tầng năng lượng và giảm tiêu thụ

Bằng cách sử dụng nhiệt dư, tái sử dụng và phân tầng năng lượng và giảm tiêu thụ; không gian công cộng sẽ được kích hoạt và tạo điều kiện cho sự biến đổi bền vững.

Chiến lược này đã được thử nghiệm trong các dự án như “Metabolism of Rotterdam”, và “Regional Spatial Agenda for Brabant” (Chương trình nghị sự về khu vựa không gian tại Brabant). Ở dự án trước, lượng nhiệt dư khổng lồ từ khu công nghiệp thành phố đã được giữ lại để làm ấm thời tiết cho các hộ gia đình, tòa nhà văn phòng, nhà kính và cuối cùng là không gian công cộng. Trong dự án thứ hai, nhiệt dư còn lại sau khi đáp ứng nhu cầu địa phương đã được sử dụng để sưởi ấm các con đường dành cho người đi xe đạp, giúp ngăn hiện tượng đóng băng vào mùa đông, lượng nhiệt còn sót lại cũng sẽ được tận dụng triệt để.

Trong chương trình mở rộng đô thị của Ningo-Prampram cho 1,8 triệu dân, bản đồ các ngập lụt đã được trình bày để mọi người có thể nắm bắt được thông tin tại những khu vực đô thị hoá có lưu lượng dòng chảy lớn.” Những vùng màu xanh được thiết kế dựa theo địa hình cảnh quan, để trở thành một không gian linh hoạt phục vụ cho sản xuất thực phẩm, giải trí và đa dạng sinh học.

3/ Thu gom và xử lý chất thải hữu cơ để bón cho các trang trại đô thị và sản xuất năng lượng bền vững

“Metabolism of Rotterdam” đã giải quyết vấn đề tái sử dụng chất thải hữu cơ từ nhiều góc độ. Ngoài ra, một hệ thống thu giữ chất dinh dưỡng và phốt phát trong nước cũng đã được đề xuất. Các chất có giá trị dinh dưỡng thường bị rửa trôi trong quá trình sản xuất nông nghiệp và chảy ra các con sông. Ngoài ra, chúng còn có thể được tái sử dụng trong nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng sản xuất năng lượng. Một hệ thống phân loại chất thải hộ gia đình được lý thuyết hoá là có thể giúp thu được giá trị tối đa từ chất thải thông qua hệ thống sản xuất protein và năng lượng sinh khối.

4/ Thiết lập các phương thức tái sử dụng

Việc tái sử dụng chất thải xây dựng, giảm phá hủy và cung ứng vật tư xây dựng cho những công trình mới theo hướng cải tạo công trình hiện tại, cách mà di sản được bảo tồn và các cộng đồng bền vững, toàn diện được tạo ra.
Trong thiết kế của “Bajes Kwartier”, một nhà tù phức hợp cũ sẽ được chuyển đổi thành khu dân cư bền vững trong tương lai. Lượng khí thải CO2 từ công trình xây dựng mới đã giảm đáng kể bằng cách xử lý tại chỗ và tái sử dụng 95% vật liệu. Bốn trong số các tòa nhà hiện có sẽ được bảo tồn và chuyển đổi thành các công trình cộng đồng mang tính biểu tượng.

5/ Tận dụng các không gian đô thị bị bỏ hoang

Việc tận dụng các không gian đô thị bỏ hoang để tạo ra cảnh quan sinh thái, từ đó khuyến khích lối sống lành mạnh thông qua tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên.
Cách tiếp cận này đã được đề xuất trong “Ecological Energy Network” (mạng lưới năng lượng sinh thái), một thiết kế chiến lược nhằm biến các khu vực gần đường dây điện thành hành lang đa dạng sinh học lớn nhất của Hà Lan. Những khu vực này thường bị hạn chế phát triển và chúng thường bị lãng quên, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Nếu được chuyển thành những hành lang xanh, chúng sẽ cung cấp thêm giá trị cho môi trường và cộng đồng đô thị.

6. Ưu tiên lưu thông bằng phương tiện di chuyển bền vững và xe điện

Bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng chuyên dụng kết hợp với cung cấp năng lượng tái tạo sẽ thúc đẩy việc lưu thông bằng phương tiện di chuyển bền vững và xe điện.

Tương tự như hầu hết các vấn đề được đề cập, vấn đề này có thể được tiếp cận từ quan điểm thiết kế không gian cũng như từ quá trình định vị chiến lược. Trong nghiên cứu về đường cao tốc trong thành phố, các làn đường di chuyển chính ở Amsterdam đã được chuyển thành đại lộ với cửa ngõ được nâng cấp cho người đi bộ và xe đạp, trạm sạc cho xe điện và các tuyến tàu điện ngầm.

Trong “Izmir Cycling Scan”, các địa điểm văn hóa và giải trí trong thành phố được lập bản đồ với bán kính trong khoảng 2,5 km, hỗ trợ xác định các địa điểm phù hợp nhất cho tuyến đường của người đi xe đạp.

Công trình thực tế được thực hiện bởi Trường Thắng

Nguồn: Archdaily