SALE Chương trình ưu đãi dành cho khách hàng cũ và mới. Truy cập tại đây.

Sử dụng vật liệu tái chế trong xây dựng – Giải pháp bảo vệ môi trường

Ngành xây dựng tiêu thụ đến 75% lượng tài nguyên thiên nhiên. Một trong những giải pháp tối ưu nhất để tránh lãng phí và bảo vệ môi trường là sử dụng vật liệu tái chế trong xây dựng. Mẫu cửa gỗ tự nhiên đẹp 2021 Thực trạng chất thải xây dựng hiện nay Các […]

Ngành xây dựng tiêu thụ đến 75% lượng tài nguyên thiên nhiên. Một trong những giải pháp tối ưu nhất để tránh lãng phí và bảo vệ môi trường là sử dụng vật liệu tái chế trong xây dựng.

Thực trạng chất thải xây dựng hiện nay

Các thống kê cho thấy, ngành xây dựng tiêu thụ đến 75% lượng tài nguyên thiên nhiên. Đá, cát, sắt và nhiều nguồn tài nguyên hữu hạn khác đã được khai thác trong nhiều năm với số lượng lớn để cung cấp cho thị trường. Ngoài ra, các công trình xây dựng cũng tự tạo ra một lượng lớn chất thải thông qua hoạt động xây mới, phá hủy hoặc cải tạo.

Tuy nhiên, phần lớn chất thải xây dựng đều có thể tái sử dụng nếu chúng được xử lý đúng cách. Những vật liệu sau khi được tái chế vẫn duy trì được chất lượng như ban đầu. Vì thế, sử dụng lại chúng là biện pháp tốt góp phần bảo vệ môi trường.

Tái chế là quy trình biến đổi rác thải hoặc phế liệu thành vật liệu mới để tái sử dụng. Quy trình này giúp giảm tiêu thụ nguyên liệu thô cũng như khối lượng chất thải, đồng thời tạo thêm việc làm cho hàng ngàn người. Hệ thống phân loại và thu thập hiệu quả là tiền đề cơ bản cho quy trình này. Mỗi quốc gia sẽ có tiêu chuẩn phân loại riêng nhưng thường bao gồm 2 nhóm chính. Nhóm đầu tiên gồm có: bê tông, gốm sứ, đá và vữa. Nhóm thứ hai gồm: gỗ, kim loại, thủy tinh, nhựa, thạch cao, và một số vật liệu khác.

Danh sách vật liệu trong xây dựng dễ tái chế nhất

  • Thép

vat-lieu-tai-che-trong-xay-dung-thep

Thép được tạo ra từ việc nung nóng quặng sắt và than đá ở nhiệt độ cao hoặc bằng cách tái chế phế liệu trong quá trình sản xuất lò điện. Phương pháp tái chế thép đã có từ thời La Mã, khi những người lính thu thập các vũ khí còn sót lại sau cuộc chiến để làm vũ khí mới. Trên thực tế, thép có thể biến đổi thành vô số vật thể mới với chất lượng không đổi. Mức điện năng tiêu thụ để tái chế thép giảm đến 80% so với sản xuất thông thường. Điều này giúp làm giảm tác động môi trường và loại bỏ hoàn toàn việc khai thác nguyên liệu thô.

  • Bê tông

be-tong-tai-che

Tái chế bê tông cho phép chất thải được tái sử dụng và giảm chi phí xây dựng. Một loại máy nghiền chuyên dụng sẽ được dùng để tạo ra hỗn hợp chất tái chế. Bê tông tái chế hiện vẫn chỉ được sử dụng làm lớp nền phụ. Nhưng một số thử nghiệm gần đây cho thấy cốt liệu bê tông có thể tạo ra các cấu trúc có cường độ từ 30 đến 40 MPa. Quan trọng hơn, cốt liệu tái chế cũng nhẹ hơn 10 – 15% trên một đơn vị khối lượng so với bê tông nguyên chất, giúp tiết kiệm chi phí vật liệu, vận chuyển và thi công dự án.

  • Gỗ

vat-lieu-tai-che-trong-xay-dung-go

Xu hướng sử dụng gỗ trong xây dựng đã trở nên khá phổ biến. Gỗ cứng có độ bền lên đến hàng trăm năm nếu được bảo dưỡng đúng cách. Và gỗ thường được dùng trong các bộ phận có kết cấu lớn, sản xuất thùng gỗ, thanh dằn hoặc làm vật liệu phụ trợ cho các mục đích khác.

Ngoài ra, gỗ còn là vật liệu có tiềm năng tái chế cao. Thậm chí những loại gỗ mềm hơn, rẻ hơn đều có thể được biến thành nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp pa-nô. Phương pháp tái chế gỗ phổ biến nhất hiện nay là nghiền lấy bột gỗ để sản xuất các loại ván gỗ công nghiệp như MFC, MDF, HDF. Gỗ cũng có thể được dùng để sản xuất sinh khối bằng cách đốt trong lò công nghiệp.

  • Thạch cao

thach-cao

Tái chế thạch cao là phương án hoàn toàn khả thi. Nhưng nếu xử lý không đúng cách, nó có thể phát thải khí hydro sunfua (H2S). Đây là chất dễ cháy và có độ độc hại cao, có khả năng gây ô nhiễm đất và nước ngầm. Với quy trình xử lý phù hợp, thạch cao tái chế vẫn sẽ giữ được các đặc tính vật lý, cơ học. Thậm chí sử dụng như thạch cao thông thường v à chi phí thấp hơn.

  • Nhựa xốp EPS

mop-xop-eps

Nhựa (mốp xốp) EPS cũng là loại vật liệu có khả năng tái chế. Nó có thể trở thành nguyên liệu thô để sản xuất nhựa mới thông qua quy trình nghiền và nén. Nó còn được dùng trong sản xuất chất hoàn thiện hoặc sơn.

  • Thuỷ tinh

cua-so-thuy-tinh

Mặc dù chai lọ và hộp thủy tinh có khả năng tái chế cao. Việc tái chế kính cửa sổ vẫn phải đối mặt với một loạt vấn đề. Đó là do sự khác biệt về thành phần hóa học và nhiệt độ nóng chảy. Vì thế, nó không thể được tái chế cùng với các vật dụng thuỷ tinh. Kể cả các loại kính cửa sổ khác. Tuy nhiên, kính cửa sổ có thể được nung chảy và tái chế thành sợi thủy tinh. Sau đó tích hợp vào nhựa đường hoặc sơn đường. Các mảnh vỡ thuỷ tinh có thể được trộn với bê tông để tạo thành sàn và mặt đá granite.

vat-lieu-tai-che-trong-xay-dung-nhom

Ngoài ra, một số vật liệu khác như kẽm, nhôm, bao bì, vải cũng có thể được tái tái chế. Tuy nhiên, có một lượng lớn sản phẩm được sản xuất từ những vật liệu chứa chất gây hại. Thông thường có chứa chất gây hại như amiăng, sơn latex, dung môi hóa học, chất kết dính, formaldehyde và sơn có chứa chì. Chúng cần phải được xử lý để giảm tác động đến môi trường cũng như sức khỏe con người.

Cùng Trường Thắng sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên và dễ tái chế!

Dùng vật liệu tái chế giúp giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên mới. Giảm chi phí sản xuất, vận chuyển và thi công xây dựng.

Với sự gia tăng của những mối quan ngại về ảnh hưởng của xây dựng đến môi trường. Vòng đời vật liệu trở thành mối quan tâm hàng đầu. Phương án tái chế vật liệu được xem như giải pháp thiết thực giúp giảm áp lực cho các bãi chôn lấp. Ngoài ra, nó còn giúp làm giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên mới. Đây cùng là cách giảm chi phí sản xuất, thi công xây dựng.

Có thể bạn quan tâm: