Mặc dù chức năng của nhà bếp vẫn không đổi trong suốt những năm qua, nhưng concept thiết kế đã thay đổi rất nhiều. Cùng xem qua 8 lời khuyên thiết kế bếp thành công và thiết thực sau đây. Làm sao để không bị bội chi khi cải tạo bếp? Một số lưu ý […]
Mặc dù chức năng của nhà bếp vẫn không đổi trong suốt những năm qua, nhưng concept thiết kế đã thay đổi rất nhiều. Cùng xem qua 8 lời khuyên thiết kế bếp thành công và thiết thực sau đây.
Dù là thiết kế một công trình mới hoặc nhà cải tạo, nhà bếp luôn là không gian có xu hướng phức tạp nhất. Các thiết bị cơ bản như chậu, vòi, bếp, máy hút mùi đều đặt tại đây và chúng đều được kết nối với hệ thống điện nước. Nhà bếp cũng thường phục vụ như một trung tâm giao tiếp và tương tác xã hội, nên điều quan trọng là không gian có sự linh hoạt.
Mặc dù chức năng của nhà bếp vẫn không đổi trong suốt những năm qua, nhưng concept thiết kế đã thay đổi rất nhiều. Từ một nhà bếp đơn giản, khép kín đến không gian nhà bếp hoặc quầy bar mở khá phổ biến, bố cục của những không gian này đã thay đổi theo cách mà mọi người xem đây là một không gian giải trí. Dưới đây, chúng tôi đã cung cấp 8 lời khuyên về cách thiết kế một nhà bếp thành công và thiết thực.
Là một bước cơ bản trong phát triển thiết kế bếp nhằm bố trí chính xác từng quầy và thiết bị gia dụng. Khi thiết kế, nên áp dụng nguyên tắc tam giác hoạt động, trong đó bồn rửa, bếp và tủ lạnh được đặt dọc theo ba mảng tường khác nhau và tạo thành một hình tam giác. Sự liên kết cụ thể này giúp tránh tiếp xúc trực tiếp giữa các khu vực ấm và lạnh, đồng thời tổ chức các khu vực theo luồng công việc: chuẩn bị (bồn rửa), lưu trữ (tủ lạnh) và nấu ăn (bếp).
Đối với nhà bếp nhỏ, layout bếp hình chữ I được sử dụng khá phổ biến. Bố cục này dàn toàn bộ các quầy của tủ bếp trên cùng một mảng tường duy nhất, nơi bếp, bồn rửa và tủ lạnh đều liền kề nhau. Tuy nhiên, điều cực kỳ quan trọng là bếp và tủ lạnh phải được đặt cách xa nhau để tránh truyền nhiệt.
Đây cũng là một phần cơ bản trong quy trình thiết kế và phải được lên kế hoạch song song với layout bếp. Nhà thiết kế phải suy nghĩ đến khả năng tương tác và di chuyển hàng ngày của người sử dụng tại mỗi khu vực trong bếp, sao cho không gây bất tiện, cản trở trong quá trình sử dụng. Theo nguyên tắc chung, 60 cm là kích thước tối thiểu đảm bảo lưu thông cho một người, chưa tính đến khoảng mở của cửa thiết bị và cửa tủ.
Mặt rộng được khuyến nghị cho mặt bàn bếp là 60cm và chiều cao bồn rửa phải nằm trong khoảng từ 83 đến 90cm. Một mẹo hữu ích giúp xác định được chiều cao lý tưởng cho quầy bếp là mặt bàn bếp nên cách khuỷu tay 5 cm và khuỷu tay khi thao tác làm việc sẽ hợp với mặt bàn bếp góc 90 độ.
Ốp tường không chỉ được sử dụng như một nguồn trang trí, mà còn bảo vệ mảng tường phía sau bồn rửa khỏi bị dính nước hoặc dầu mỡ. Ốp tường phải cao ít nhất 10cm ở những nơi có khả năng tiếp xúc với nước.
Đối với tủ treo, cạnh đáy của tủ nên cao khoảng 1.4m so với sàn, điều thích hợp là đáy ở mức 1,40m. Do đó, khoảng cách giữa đáy tủ treo với mặt tủ sàn sẽ dao động từ 50 đến 60cm. Mọi người thường có xu hướng hơi nghiêng về phía bồn rửa, để tránh va chạm, chiều sâu lý tưởng của khoang tủ treo nên là 30cm.
Nhà bếp thường lưu trữ nhiều loại đồ vật với các chức năng và kích cỡ khác nhau dẫn đến một loạt các yêu cầu về kệ. Để lưu trữ chảo, độ sâu thích hợp là từ 50 đến 55cm và chiều cao từ 20 đến 35cm; đối với bát đĩa và đồ thủy tinh, cần có độ sâu từ 30 đến 35cm và chiều cao từ 15 đến 25cm; và kệ lưu trữ chai lọ nên có độ sâu trên 40 cm và chiều cao là 12cm. Đối với một người có chiều cao trung bình 1.7m, chiều cao tối đa cho kệ cao nhất phải là 1.95m. Nếu cao hơn mức này, các vật dụng sẽ nằm ngoài tầm với và người dùng buộc phải kiễng chân để lấy đồ.
Trong khu vực ăn uống của nhà bếp, băng ghế ngồi thường nông hơn một chút so với mặt bàn, ở độ sâu tiếp giáp khoảng 30 đến 45cm. Chiều cao giữa mặt dưới của bàn với mặt trên ghế ngồi là 30cm.
Khi chọn vật liệu, điều quan trọng là phải xem xét độ bền và độ ổn định với môi trường thời tiết theo thời gian. Đối với mặt bàn bếp, đá và đá granite được khuyên dùng nhiều hơn đá cẩm thạch vì đá cẩm thạch có kết cấu mềm, thường dễ thấm nước và vết bẩn nhanh hơn. Các bề mặt công nghiệp hóa khác, như đá solid surface hoặc đá quartz thạch anh trở nên ngày càng phổ biến. Bê tông đánh bóng cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho một cái nhìn tối giản, vì nó được coi là một vật liệu có độ bền cao khi được chống thấm và niêm phong chính xác. Sàn và tường nhà bếp cũng nên được cân nhắc về yếu tố bảo trì. Một số loại sàn như gỗ engineered chống nước cũng có thể được lát tại khu vực này.
Vì nhà bếp là một loại không gian làm việc, vậy nên phía trên ghế ngồi, bồn rửa và các khu vực cắt thái nên được lắp đèn chiếu sáng. Tone màu đèn nên dùng màu lạnh hoặc trung tính, vì chúng hiển thị chính xác hơn kết cấu thực phẩm và màu sắc. Trong khi màu đèn ấm có thể được sử dụng trong không gian nhà bếp cho các thiết bị chiếu sáng bổ sung như đèn trần hoặc đèn spotlight.
Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí!
Hơn 15 năm hình thành và phát triển, Trường Thắng luôn theo đuổi lý tưởng xây dựng một hệ sinh thái nội thất gỗ sồi và óc chó tự nhiên với mong muốn mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao, lành tính với vật liệu không chứa formaldehyde, không chì. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất trọn gói cho các công trình nhà giao thô hoặc cải tạo nhà ở, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!
Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tác công phu, thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.
Bài viết liên quan