SALE Chương trình ưu đãi dành cho khách hàng cũ và mới. Truy cập tại đây.

Tất tần tật những gì bạn cần biết về ốp tường nhà bếp

Ốp tường nhà bếp được xem như tấm lá chắn ngăn nước, dầu mỡ tiếp xúc làm hỏng tường. Một vài gợi ý sau sẽ giúp bạn chọn được ốp tường bếp phù hợp.  Nhà bếp là một trong những nơi có mật độ hoạt động nhiều nhất trong nhà. Do vậy, không gian bếp […]

Ốp tường nhà bếp được xem như tấm lá chắn ngăn nước, dầu mỡ tiếp xúc làm hỏng tường. Một vài gợi ý sau sẽ giúp bạn chọn được ốp tường bếp phù hợp. 

Nhà bếp là một trong những nơi có mật độ hoạt động nhiều nhất trong nhà. Do vậy, không gian bếp xinh đẹp luôn đóng vai trò gia tăng hiệu quả khu vực này.

Bạn có thể sẽ quan tâm đến thiết kế lẫn công năng của mặt bàn và hệ tủ bếp. Ở những bài viết trước, Trường Thắng đã đề cập đến những nguyên tắc về không gian bếp cũng như vật liệu nên sử dụng làm mặt bàn bếp. Bài này, chúng tôi sẽ chia sẻ phần cũng không kém quan trọng trong tổng thể gian bếp của bạn. Đó là ốp tường nhà bếp.

1. Ốp tường nhà bếp là gì và vì sao nhà bếp cần có ốp tường?

op-tuong-bep-la-gi

Ốp tường nhà bếp là một tấm ốp mỏng được lát phía sau khu vực làm việc như: bồn rửa, bếp. Được bao phủ phần vách tường giữa mặt bàn và hệ tủ bếp. Đôi khi cũng có thể được nới rộng cao đến trần nhà.

Ốp tường được xem như tấm lá chắn ngăn không cho nước, dầu mỡ, vết tràn do nấu nướng tiếp xúc trực tiếp và làm hư hỏng tường. Từ đó, giúp giảm bớt công sức bảo dưỡng mặt tường bếp. Chi tiết này gần đây đang dần trở thành một phần trang trí, làm tăng thêm tính thanh lịch cho ngôi nhà của bạn.

*Tủ bếp đẹp bằng gỗ óc chó

*Bộ sưu tập bếp đẹp 2021

2. Khi nào nên lát ốp tường nhà bếp?

Nhìn chung, ốp tường nhà bếp nên được lát sau khi mặt bàn bếp của bạn đã được cố định. Lý do là vì ốp tường cần được trát lên một lớp vữa hoặc silicon để bịt kín phần giao giữa chi tiết này và bàn bếp, giúp ngăn không cho nước thấm vào tránh phát sinh nấm mốc.

3. Ưu và nhược điểm của các loại vật liệu dùng làm ốp tường nhà bếp

Một số loại vật liệu thường được dùng làm ốp tường gồm có: kính cường lực, gạch và đá thạch anh.

Kính cường lực

op-tuong-nha-bep-kinh-cuong-luc-truong-thang

Ưu điểm:

  • Cứng, dễ lau chùi, chống trầy, chịu nhiệt tốt
  • Khi bị phá vỡ, kính sẽ vỡ ra thành những mảnh nhỏ, an toàn do không gây trầy xước khi tiếp xúc
  • Đa dạng phong cách, hiệu ứng

Nhược điểm:

  • Khó lắp, có thể bị không liền mạch khi được lắp xung quanh ổ cắm điện
  • Bề mặt phản chiếu đồ đạc trên mặt bàn bếp nên có thể làm tăng thêm cảm giác bừa bộn cho nhà bếp.
  • Khó thay đổi, chỉnh sửa sau khi đã lắp đặt

Gạch

op-tuong-bep-gach-o-nho-truong-thang

Ưu điểm:

  • Linh hoạt, kết cấu vững chắc, dễ lắp đặt và bảo trì, chống trầy xước và chịu nhiệt tốt.
  • Đa dạng kiểu dáng, mẫu mã.
  • Giá tương đối tốt
  • Các đường ron gạch có thể trở thành yếu tố trang trí

Nhược điểm:

  • Bề mặt không liền mạch
  • Gạch khổ càng nhỏ, phần vữa càng nhiều và tốn công sức, thời gian lau chùi hơn

Đá thạch anh

op-tuong-nha-bep-da-thach-anh-truong-thang

Ưu điểm:

  • Chống thấm, dễ làm sạch bằng nước và xà phòng ấm, chịu nhiệt tốt
  • Không  bị ố màu dù tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc dụng cụ nấu ở nhiệt độ cao
  • Được đúc thành từng tấm lớn nên hạn chế được các đường nối, đảm bảo tính thẩm mỹ
  • Đa dạng màu sắc và kiểu vân

Nhược điểm:

  • Giá thành khá cao
  • Đòi hỏi phải có chuyên viên lắp đặt

4. Mẹo phối màu với ốp tường nhà bếp

Một vài gợi ý sau đây có thể giúp bạn lựa chọn được màu sắc ốp tường phù hợp. Trước hết đừng quên xác định rõ kích thước nhà bếp của bạn. Màu sáng tạo hiệu ứng mở rộng không gian trực quan hơn trong khi màu tối có thể giúp cho nhà bếp của bạn trở nên ấm áp. Sau khi thu hẹp lựa chọn, hãy đặt ốp tường mẫu hoặc đến trực tiếp showroom để trải nghiệm thực tế sản phẩm.

op-tuong-nha-bep-mau-sang-truong-thang

Bạn cũng nên xem xét màu sắc mặt bàn bếp và hệ tủ bếp để có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn ốp tường phù hợp. Ví dụ tủ bếp gỗ hay veneer và bàn bếp đá thạch anh có thể kết hợp với ốp tường kính hoặc đá đồng cùng kiểu với bàn bếp. Một xu hướng khác cũng khá được ưa chuộng là lặp lại hoa văn, chất liệu ở một vài khu vực trong bếp như sàn và đảo bếp.

5. Vật liệu nào dễ lau chùi và bảo dưỡng nhất?

vat-lieu-op-tuong-nha-bep-truong-thang

Tất cả các chất liệu đã đề cập hầu như đều dễ chăm sóc nếu bạn áp dụng phương pháp lau chùi thích hợp như lau bằng nước ấm. Tuy nhiên, trong số đó, gạch nằm trong danh sách 5 loại vật liệu nội thất khó vệ sinh hơn cả và bạn phải làm việc này hàng ngày. Hãy chú ý đến độ pH trong chất tẩy rửa mà bạn sử dụng. Trong trường hợp cần tẩy rửa các vết bẩn, dầu mỡ cứng đầu bạn nên dùng chất tẩy rửa có độ pH>7 và dùng loại có pH gần bằng 7 để tẩy rửa hàng ngày.

Mong rằng những thông tin Trường Thắng đã chia sẻ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ốp tường nhà bếp cũng như lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho không gian bếp của gia đình bạn.