SALE Chương trình ưu đãi dành cho khách hàng cũ và mới. Truy cập tại đây.

Ánh sáng tự nhiên trong kiến trúc và tác động thoải mái về thị giác

Các kiến ​​trúc sư ngày càng nhận thức rõ được tầm ảnh hưởng kiến trúc đối với sức khỏe của người sử dụng. Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo là yếu tố cần thiết để mang đến sự thoải mái về mặt thị giác cho không gian nội thất. Thế nhưng làm […]

Các kiến ​​trúc sư ngày càng nhận thức rõ được tầm ảnh hưởng kiến trúc đối với sức khỏe của người sử dụng. Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo là yếu tố cần thiết để mang đến sự thoải mái về mặt thị giác cho không gian nội thất. Thế nhưng làm thế nào để xử lý yếu tố này một cách chính xác?

Không gây khó chịu khi nhìn ngắm chưa phải là tiêu chí xác định độ thành công về tính trực quan của không gian. Những thứ như tốc độ chớp mắt, độ chói hoặc điểm mù ánh sáng giúp xác định chất lượng môi trường của một căn phòng. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng rất quan trọng như: màu sắc, độ phản chiếu thấp và phân bố ánh sáng đồng đều. Tầm nhìn rõ ràng là cốt lõi để hoàn thiện về số lượng và vị trí cửa trong hệ thống bì bao cao ốc nhằm kiểm soát cường độ ánh sáng tự nhiên.

Quá ít hay quá nhiều ánh sáng cũng gây nên sự khó chịu về thị giác. Những thay đổi quan trọng về mức độ ánh sáng hoặc độ tương phản sắc nét có thể gây ra căng thẳng và mệt mỏi cho mắt người.

Do đó, mọi thứ mà chúng ta thu vào mắt đều có ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của chúng ta. Chúng sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học (giấc ngủ và sự tỉnh táo), nhịp tim, hoạt động của các cơ quan và tâm trí của chúng ta. Sự biến đổi và tính năng động tự nhiên của ánh sáng là cơ hội để kiến ​​trúc đóng góp tích cực cho sự thịnh vượng chung của dân cư.

Các khía cạnh cần xem xét cho một kiến trúc trực quan thoải mái

  • Luôn ưu tiên ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên sẽ luôn tạo sự thoải mái đối với con người vì đây là nguồn chiếu sáng mà mắt chúng ta thích nghi một cách tự nhiên. Tác động của ánh sáng tự nhiên đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe, tăng cường nhận thức vào ban ngày, cải thiện giấc ngủ và giảm nguy cơ trầm cảm. Đây cũng là nguồn ánh sáng giúp tiết kiệm năng lượng do giảm tiêu thụ ánh sáng nhân tạo.

Khi thiết kế một dự án mới, hãy tận dụng tối đa lợi thế của vị trí để cung cấp cho người dùng ánh sáng tự nhiên tốt nhất thông qua hệ thống cửa chính, cửa sổ và giếng trời. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng cụ thể của từng phòng, bạn cũng nên xem xét sự thay đổi của không gian vào từng thời điểm khác nhau trong ngày.

  • Lập bản đồ phân bố ánh sáng, độc lập với người quan sát: độ sáng và độ chói

Độ rọi với đơn vị đo là lux, là năng lượng phát sáng đến từ mọi hướng và hội tụ tại một điểm nhất định, nợi thực hiện một tác vụ cụ thể nào đó. Khi đo ánh sáng trên một bề mặt nhất định, ví dụ như trên bàn làm việc trong văn phòng, hãy đảm bảo rằng độ chiếu sáng cần phải đạt tới 500 lux. Ánh sáng có cường độ thấp hoặc cao hơn giá trị này đều tạo ra sự khó chịu cho mắt.

Độ chói, tính bằng candela trên mét vuông (cd / m2), tương ứng với cường độ sáng khác nhau trên một đơn vị diện tích, được phát ra hoặc phản xạ bởi các nguồn sáng và các bề mặt xung quanh. Về cơ bản, nó mô tả độ sáng của ánh sáng từ quan điểm nhận thức thị giác và cảm giác tâm lý. Bằng cách đo độ chói, chúng ta có thể xác định được độ tương phản của ánh sáng và ánh sáng chói, và nhận biết được ánh sáng được phân bố đều hay đến từ một nguồn cụ thể.

  • Đánh giá số lượng và chất lượng ánh sáng

Để đánh giá lượng ánh sáng, sự phân bố ánh sáng trong không gian và độ rọi nên được đo tại các điểm cụ thể, có liên quan với các chức năng và tác vụ được thực hiện trong phòng.

Để đánh giá chất lượng ánh sáng, ánh sáng tự nhiên (UDI) phải được mô hình hóa thành tiêu chuẩn đánh giá ánh sáng ban ngày và độ rọi lý tưởng có phạm vi giá trị dao động từ 100 đến 200 lux. Khi đó, ánh sáng tự chiếu sáng (DA) phải được tính bằng tỷ lệ phần trăm số giờ ban ngày hàng năm mà trong đó, một điểm trong một không gian cụ thể được duy trì trên một mức độ chiếu sáng nhất định do người dùng đặt ra. Tiêu chuẩn châu Âu mới về ánh sáng ban ngày EN17037 nêu rõ rằng cần phải đáp ứng các tiêu chí sau (yêu cầu tối thiểu đối với tự chủ ánh sáng không gian): độ rọi 300 lux trên 50% không gian trong hơn một nửa số giờ chiếu sáng ban ngày và độ rọi 100 lux cho 100% không gian hơn một nửa số giờ chiếu sáng ban ngày.

Ánh sáng tự chiếu ban ngày được xác định bởi vị trí, hướng, bóng cửa sổ và vị trí cũng như vị trí từ cửa sổ đến sàn và độ chói của ánh sáng truyền qua kính. Các khía cạnh sau đây là yêu cầu cơ bản để đạt được sự cân bằng hiệu quả giữa tất cả các biến này:

  • Xem xét mối quan hệ giữa cửa  và không gian: tỷ lệ giữa cửa sổ và sàn

Việc tính toán mối quan hệ giữa diện tích của cửa và diện tích không gian được gọi là tỷ lệ cửa sổ và sàn (WFR), có được bằng cách chia tổng diện tích của các cửa cho tổng diện tích không gian liên kết với chúng. Yếu tố này giúp xác định số lượng cửa sẽ hoạt động hiệu quả trong từng không gian của dự án. Nó cũng có thể kèm thêm hướng dẫn về kích thước, vị trí và loại kính của cửa. Ở một số quốc gia, như Pháp, bắt buộc phải có ít nhất 17% WFR cho tất cả các tòa nhà dân dụng mới.

Giá trị WFR phải được nhân với giá trị của độ xuyên sáng được của loại kính đã chọn (VLT), để đảm bảo ánh sáng nằm trong ngưỡng lý tưởng, tạo ra sự thoải mái nhất định cho người dùng (thường có giá trị trên 0,15).

  • Quyết định lượng ánh sáng đi qua kính: độ xuyên sáng

Như đã mô tả ở trên, mối quan hệ giữa các cửa và không gian phải được bổ sung bằng độ xuyên sáng (VLT) tương ứng với lượng ánh sáng nhìn thấy đi qua kính. Kính có VLT 50% cho phép 50% ánh sáng xuyên qua và ngăn chặn 50% còn lại. Với điều này, ta có thể quyết định kết hợp các cửa lớn và đồng thời kiểm soát lượng ánh sáng đi qua chúng, đồng thời bổ sung khả năng chống lại tia UV và ánh sáng chói.

Để đạt được hiệu quả, tất cả các phân tích này phải được bổ sung bởi các yếu tố liên quan khác, chẳng hạn như hệ số tăng nhiệt mặt trời và giá trị U. Người ta phải xem xét các quy định của địa phương, cũng như các thông số kỹ thuật của từng loại cửa sổ được chọn.

Ngoài ra, việc đánh giá góc nhìn ra bên ngoài là rất cần thiết, tích hợp các yếu tố định tính như cảnh quan đô thị, cảnh quan tự nhiên hoặc các yếu tố khác có thể quan sát được qua cửa kính. Xem xét việc kết hợp các hệ thống điều khiển năng lượng mặt trời hoặc các phương pháp khác có ảnh hưởng đến sự thoải mái về thị giác của nội thất trong dự án kiến ​​trúc.

Bài viết cùng chuyên mục