Xu hướng phân chia nhà bếp theo khu vực bếp khô, bếp ướt đang rất thịnh hành. Bởi đây là giải pháp tối ưu khi vừa tận dụng tối đa không gian cho công năng lưu trữ, vừa đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà. Vậy bếp khô, bếp ướt là gì? Kết […]
Xu hướng phân chia nhà bếp theo khu vực bếp khô, bếp ướt đang rất thịnh hành. Bởi đây là giải pháp tối ưu khi vừa tận dụng tối đa không gian cho công năng lưu trữ, vừa đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà. Vậy bếp khô, bếp ướt là gì? Kết hợp bếp ướt, bếp khô như thế nào để tạo ra gian bếp ưng ý? Tất cả sẽ được Trường Thắng giải đáp trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng tham khảo!
Như đã đề cập ở các bài viết về không gian bếp trước đó. Bếp luôn được xem là trung tâm của ngôi nhà. Là nơi gắn kết tình thân thông qua những bữa cơm gia đình. Thiết kế bếp tuỳ vào sở thích, thói quen sinh hoạt của gia chủ mà có những tuỳ chỉnh phù hợp. Ngoài biên dạng như bếp chữ I, chữ U, chữ L,… bếp còn được phân chia thành hai khu vực thường được gọi là bếp ướt và bếp khô.
Sở dĩ gọi là bếp ướt vì đây là nơi diễn ra hầu hết các công việc chuẩn bị nấu nướng. Thường là những công đoạn nặng và lộn xộn nhất. Ví dụ như sơ chế thịt cá hoặc chiên rán những món có mùi nồng.
Bồn rửa và máy rửa bát, các thiết bị nấu ăn bếp và lò nướng cũng được đặt trong khu vực này. Do tính chất của các hoạt động ở đây, bếp ướt đòi hỏi nhiều công sức để làm sạch và bảo dưỡng hơn so với bếp khô.
Về cách bố trí, bạn nên đặt bếp nấu càng gần cửa sổ càng tốt để thông gió tốt hơn. Ngay cả khi có máy hút mùi và/hoặc quạt thông gió, vị trí chiến lược sẽ giúp kích thích lưu thông không khí trong nhà bếp ướt và giảm thiểu mùi hôi, nấm mốc.
Ưu điểm đầu tiên là sẽ tránh được tầm nhìn từ những khu vực chính trong nhà khung cảnh chế biến lộn xộn. Khói và mùi không xâm nhập vào các khu vực khác trong nhà. Các mùi hôi nhà bếp được thoát ra ngoài qua cửa sổ và quạt hút của bếp.
Lưu ý: Nên để bếp ướt và bếp khô gần nhau để đảm bảo di chuyển dễ dàng giữa hai khu vực. Hãy nhớ rằng bếp ướt và bếp khô là nhà bếp song song sử dụng chung một số thiết bị như tủ lạnh, lò vi sóng, máy xay sinh tố, dao kéo, v.v. phục vụ mục đích nấu nướng hàng ngày.
Công trình tủ bếp hiện đại của gia chủ biệt thự lớn tại Quận 2 | Xem thêm tại đây
Bếp khô được sử dụng cho những công đoạn chuẩn bị bữa ăn nhẹ và gọn gàng hơn. Khu vực này được sử dụng cho các hoạt động “khô hơn” và đơn giản hơn. Chẳng hạn như làm bánh mì, cắt rau hoặc dùng hâm thức ăn bằng lò vi sóng.
Đây là nơi người ta thường đặt các thiết bị như tủ lạnh, máy pha cà phê và lò vi sóng. Khu vực này cũng yêu cầu làm sạch ít chuyên sâu hơn so với bếp ướt.
Nói một cách đơn giản: bếp ướt là nơi diễn ra tất cả các công việc nấu nướng nặng nhọc. Trong khi bếp khô thường là khu vực được sử dụng để chuẩn bị bữa ăn.
Hai bếp thường được đặt cạnh nhau để thuận tiện cho việc di chuyển giữa hai khu vực dễ dàng. Tuy nhiên, không phải mọi ngôi nhà đều được trang bị cả bếp ướt và bếp khô. Bởi hiện tại, hầu hết các bếp khô đều có thể tùy ý thực hiện công việc của bếp ướt.
Hình thành và phát triển từ năm 2004, Trường Thắng luôn theo đuổi lý tưởng xây dựng một hệ sinh thái nội thất gỗ sồi và óc chó tự nhiên với mong muốn mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao, lành tính với vật liệu không chứa formaldehyde, không chì. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất trọn gói cho các công trình nhà giao thô hoặc cải tạo nhà ở, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!
Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tác công phu, thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.
Bài viết liên quan