Dùng khăn ẩm có pha một ít dung dịch vệ sinh là hướng dẫn chăm sóc sản phẩm nội thất tay nắm hiệu quả. Lưu ý: khăn dùng lau tay nắm phải là khăn mềm. Không nên dùng vải thô và chất tẩy rửa đậm đặc. Các chất tẩy rửa có nguồn gốc từ giấm, chất tẩy rửa dùng cho sản phẩm làm từ thép hoặc bùi nhùi thép,… sẽ gây mài mòn cơ học.
Hướng dẫn chăm sóc
mặt bàn bếp
Nên dùng vải mềm hoặc bọt biển để chăm sóc sản phẩm nội thất mặt bàn bếp (worktop). Có thể dùng xà phòng, nước sạch hoặc chất tẩy rửa nhẹ không chứa thành phần gây bào mòn. Với những vết bẩn cứng đầu nên có những lưu ý như sau.
- Cà phê hay thực phẩm: dùng khăn mềm và nước ấm lau sạch ngay khi vừa vấy bẩn. Nếu cần hãy dùng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng (6-8 độ pH).
- Bã kẹo cao su: dùng bìa cứng hoặc dao lam lấy đi bã kẹo. Sau đó lau rửa lại với nước sạch.
Không sử dụng các chất tẩy sau để lau mặt đá: Acetone, dung dịch làm sạch lò vi sóng; thuốc tẩy, dung dịch tẩy rửa nhà vệ sinh; mút hay vật cứng có khả năng gây trầy xước.
Tránh cắt gọt thực phẩm ngay trên bề mặt đá; hoặc dùng mặt đá làm các công việc khoan cắt; hoặc đặt vật sắc nhọn trên bề mặt để tránh gây trầy xước.
Hướng dẫn chăm sóc
bề mặt gỗ và veneer
Dùng khăn mỏng hoặc giẻ lau thấm nước, vắt ráo và nhẹ nhàng lau theo chiều vân gỗ. Cách này sẽ giúp loại bỏ hết bụi bẩn bám trên bề mặt. Tránh dùng vải thô, vải nỉ, bọt biển, bùi nhùi thép sẽ gây trầy xước trên bề mặt.
Nếu cần thiết, có thể pha thêm vào nước một ít chất tẩy có độ pH tự nhiên. Sẽ đảm bảo loại bỏ triệt để bụi bẩn. Không nên sử dụng những chất tẩy chứa cồn, chất tẩy có nồng độ kiềm cao. Ví dụ: thuốc tẩy hoặc những chất có tính axit như giấm, chất cọ rửa dạng sữa, dạng bột.
Sau khi lau bằng khăn ướt, nên dùng khăn khô để lau lại bề mặt gỗ lần nữa. Tránh dùng khăn quá ướt để lau chùi bề mặt cũng như ngăn không cho hơi nước hoặc các chất lỏng khác đọng lại trên bề mặt sẽ có thể gây hư hại gỗ.
Khi tiếp xúc với không khí ẩm hoặc khô, gỗ sẽ có một số phản ứng nở ra hoặc co lại dù được phủ sơn kỹ lưỡng. Do đó, nên lưu ý giữ sản phẩm nội thất gỗ trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng.
Hướng dẫn chăm sóc
phụ kiện
Ray trượt và bản lề đều phải được vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo hoạt động trơn tru trong quá trình chăm sóc sản phẩm nội thất. Có thể dùng bàn chải cọ rửa bụi bẩn bám trên các thanh ray. Không nên bôi trơn các phụ kiện bằng dầu mỡ hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu. Kiểm tra định kỳ các chi tiết nối sau một thời gian sử dụng.
Hướng dẫn chăm sóc
sàn gỗ
Dùng chổi, giẻ lau khô hoặc máy hút bụi để dọn sạch bụi bẩn. Sau đó, dùng khăn ẩm lau sạch bề mặt sàn gỗ; hoặc sử dụng chất tẩy rửa phù hợp.
Khi có nước đổ ra sàn thì nên lau khô ngay, tránh để nước ngấm xuống bên dưới nền sàn.
Đối với một số vết bẩn cứng đầu như: dầu mỡ lâu ngày do thức ăn rớt xuống, cafe, vết mực, vết sơn, xi đánh giày,... Bạn có thể lựa chọn dùng một số loại nước lau sàn trung tính.
Không nên đặt trực tiếp các vật nóng xuống mặt sàn. Ví dụ bàn là, nồi thức ăn vừa nấu xong vì lâu ngày sẽ gây hại cho bề mặt sàn.
Đặt thêm thảm lau chân tại các khu vực như bếp và trước cửa nhà vệ sinh.
Đóng cửa sổ khi trời mưa để tránh nước tạt, lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng đến sàn gỗ.
Đính thêm miếng đệm bên dưới các đồ vật có chân nhọn để tránh cho sàn bị trầy xước.
Hướng dẫn chăm sóc
bề mặt sơn
Sơn được phủ nhiều lớp lên bề mặt theo phương thức thủ công. Điều này có tác dụng tạo hiệu ứng chiều sâu và giúp bảo vệ bề mặt trong một thời gian dài. Lớp sơn có tính chất đặc trưng là dễ vệ sinh; và bám lâu trên bề mặt nếu được bảo dưỡng hợp lý. Do đó, mọi vết bẩn đều có thể được loại bỏ dễ dàng mà không tốn nhiều công sức; cũng không cần dùng đến chất tẩy rửa.
Đảm bảo các vật dụng lau chùi như khăn, bọt biển,… thật sạch để tránh gây trầy xước hoặc bám bẩn trên bề mặt khi chăm sóc sản phẩm nội thất.