Hãy cùng Trường Thắng tìm hiểu bối cảnh cũng như đặc trưng thiết kế biểu trưng cho 12 phong cách kiến trúc phương Tây trải dài từ thời cổ đại đến nay! Phân biệt phong cách nội thất hiện đại và đương đại Chiêm ngưỡng cửa gỗ phòng ngủ đẹp hiện đại phong cách tân […]
Hãy cùng Trường Thắng tìm hiểu bối cảnh cũng như đặc trưng thiết kế biểu trưng cho 12 phong cách kiến trúc phương Tây trải dài từ thời cổ đại đến nay!
Kiến trúc phương Tây đã trải qua một bề dày lịch sử với hàng loạt những sáng kiến độc đáo và cho ra đời những tác phẩm có giá trị về lịch sử, văn hoá và nghệ thuật. Nghiên cứu về kiến trúc cho thấy bất kỳ phong cách kiến trúc nào cũng đều có mối liên hệ với bối cảnh lịch sử của thời đại, hoặc là phản ứng đáp trả những quan điểm bất cập từ phong cách trước đó. Hãy cùng chúng tôi xem qua một số phong cách và phong trào kiến trúc có ảnh hưởng nhất trong lịch sử về bối cảnh ra đời và các điểm đặc trưng của từng phong cách.
Kiến trúc cổ điển có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại (từ giữa thế kỷ thứ 7 và thứ 4 TCN). Tiêu biểu cho phong cách này là các công trình đền thờ tôn giáo lớn bằng đá, được thiết kế theo các nguyên tắc trật tự, đối xứng, hình học và phối cảnh. Một đặc điểm đáng chú ý của kiến trúc cổ điển là các thức cột: Doric, Ionic và Corinthian. Công trình vĩ đại nhất của kiến trúc cổ điển là đền Parthenon, được xây dựng tại Thành cổ Athens vào thế kỷ thứ 5 TCN. Parthenon thể hiện những đặc điểm nổi bật: một khối kết cấu được xây dựng trên một phần nền có kích cỡ 69,5m × 30,9m với một hàng cột Doric giúp chống đỡ mái đền được làm từ đá cẩm thạch.
Phong cách kiến trúc Romanque phát triển ở châu Âu từ giữa thế kỷ 6 và 9 và có quan hệ mật thiết với bối cảnh lịch sử của nó. Trong thời kỳ này, các nước châu Âu đang xảy ra chiến tranh, các tòa thành, lấy cảm hứng từ Cộng hòa La Mã cổ đại được xây dựng như hàng rào bảo vệ trước những cuộc xâm lăng của kẻ thù. Kiến trúc đặc trưng bởi những bức tường dày, nặng nề với những ô cửa mở nhỏ có vòm hình bán nguyệt. Những công trình mẫu mực cho kiến trúc này là nhà thờ mà trong đó, quan trọng nhất là Nhà thờ chính tòa Santiago de Compostela ở Tây Ban Nha. Nhà thờ được xây dựng trong thời kỳ diễn ra các cuộc Thập tự chinh, và là sản phẩm tuyệt vời nhất của phong cách kiến trúc Romanque.
Kiến trúc Gothic ban đầu được đặt tên là Opus Francigenum, hay “tác phẩm của người Pháp”, vì nó bắt nguồn từ thời Trung cổ ở Pháp, giữa những năm 900 và 1300. Chỉ trong thời kỳ Khai sáng, cái tên Gothic mới xuất hiện nhằm đề cập đến lối kiến trúc hùng vĩ theo chiều dọc trong thời kỳ đó. Các công trình kiến trúc chính của Gothic có liên quan đến các tòa nhà giáo hội như: nhà thờ lớn, vương cung thánh đường và một số công trình dân dụng khác với vòm nhọn và nhiều cửa sổ. Hầu hết các tòa nhà theo kiến trúc Gothic được coi là di sản thế giới của UNESCO, như Nhà thờ Đức Bà và Nhà thờ Reims.
Bắt đầu từ thế kỷ 16 dưới chế độ quân chủ ở châu Âu, kiến trúc Baroque cũng xuất hiện trong các tòa nhà tôn giáo. Kiến trúc tận dụng các đồ trang trí và các yếu tố giúp thiết lập cảm giác kịch tính – đặc biệt là sự tương phản giữa ánh sáng với bóng tối. Một trong những hình mẫu đầu tiên của phong cách này là Nhà thờ Gesù ở Rome, nơi có cấu trúc mặt tiền kiểu Baroque thực sự đầu tiên trên thế giới.
Từ thế kỷ 18 trở đi, kiến trúc tân cổ điển đã tìm cách hồi sinh các tòa nhà Hy Lạp và La Mã cổ đại. Biểu hiện của lối kiến trúc này có liên quan mật thiết đến bối cảnh kinh tế và xã hội lúc bấy giờ với cuộc cách mạng công nghiệp châu Âu và giai đoạn các học giả trung lưu bắt đầu truyền thống Grand Tour – du lịch vòng quanh thế giới và tiếp xúc với các công trình cổ xưa. Sự hồi sinh của văn hoá sản xuất châu Âu đã tạo cơ sở cho một kiến trúc hướng tới sự đối xứng hợp lý như một phản ứng đáp trả kiến trúc Baroque. Phong trào này tiếp tục kéo dài cho đến thế kỷ 19 và được thịnh hành ở nhiều quốc gia khác nhau.
Phong cách kiến trúc học thuật này có nguồn gốc từ Trường Mỹ thuật Paris vào giữa những năm 1830 với ngôn ngữ thiết kế có liên quan đến nhiều phong cách kiến trúc trúc trước đó gồm: Tân cổ điển Pháp, kiến trúc Gothic và Phục hưng, kết hợp với các vật liệu đương đại như thuỷ tinh và sắt. Mặc dù khởi đầu ở Pháp nhưng phong cách này đã có những ảnh hưởng nhất định với kiến trúc Mỹ, được tham khảo bởi một số kiến trúc sư nổi tiếng trong đó có Louis Sullivan – người được mệnh danh là “cha đẻ của nhà chọc trời”. Những toà nhà theo phong trào này thường có sự hoà trộn giữa nghệ thuật trang trí điêu khắc với các đường nét hiện đại. Grand Palais ở Paris, Pháp và Grand Central Terminal ở New York, Hoa Kỳ là các công trình tiêu biểu cho kiến trúc Beaux-Arts.
Art Nouveau (Tân nghệ thuật) ban đầu được sử dụng như một hướng dẫn trong một số ngành từ kiến trúc đến hội họa, thiết kế nội thất đến thiết kế chữ. Như một phản ứng đối với các phong cách chiết trung thống trị châu Âu, Art Nouveau thể hiện trong kiến trúc trong các yếu tố trang trí: các tòa nhà, đầy những đường cong và gồ ghề, cùng đồ trang trí lấy cảm hứng từ các hình dạng hữu cơ như: thực vật, hoa và động vật ở phương diện thiết kế và màu sắc. Các tòa nhà đầu tiên mang phong cách này được thiết kế bởi kiến trúc sư người Bỉ Victor Horta. Tuy nhiên, hầu hết các thiết kế tiêu biểu nhất lại đến từ tác giả người Pháp Hector Guimard.
Art Deco xuất hiện ở Pháp ngay trước Thế chiến I, và giống như Art Nouveau, phong cách này cũng ảnh hưởng đến một số lĩnh vực nghệ thuật và thiết kế. Với sự pha trộn giữa thiết kế hiện đại, các yếu tố thủ công cùng vật liệu sang trọng, phong trào đại diện cho niềm tin to lớn vào sự tiến bộ xã hội và công nghệ ở lục địa. Auguste Perret, kiến trúc sư người Pháp là người tiên phong trong việc sử dụng bê tông cốt thép cho một trong những cấu trúc Art Deco đầu tiên. Nhà hát Champs-Elysées của Perret (1913) hội tụ đầy đủ đặc trưng của phong trào và đánh dấu một sự khởi đầu từ ngôn ngữ Art Nouveau được đề xuất trước đây.
Bauhaus được khai sinh từ trường thiết kế đầu tiên trên thế giới vào đầu thế kỷ 20. Phong cách này được lồng vào một bài diễn văn kéo dài từ thiết kế nội thất đến nghệ thuật nhựa và các kiểu sáng tiên phong ở Đức. Mối quan hệ giữa sản xuất công nghiệp và thiết kế sản phẩm rất quan trọng theo như các đề án của trường, giúp xác lập tính hợp lý hóa trong quá trình thiết kế. Một trong những người sáng lập, Walter Gropius, đã thực hiện các phương pháp giảng dạy mang tính cách mạng và áp dụng các nguyên tắc này trong các tác phẩm vừa hiện đại vừa đảm bảo công năng của mình.
Chủ nghĩa hiện đại ra đời vào nửa đầu thế kỷ 20. Có thể nói, kiến trúc này bắt đầu ở Đức với Bauhaus hoặc Pháp với Le Corbusier, hoặc Hoa Kỳ với Frank Lloyd Wright. Tuy nhiên, đóng góp của Le Corbusier vào sự hiểu biết về kiến trúc hiện đại là đáng chú ý nhất, đặc biệt là khả năng tổng hợp các giới luật mà ông đã áp dụng trong các tác phẩm, thiết kế và diễn ngôn của mình. Một ví dụ là bản tuyên ngôn “Năm điểm của kiến trúc mới” hay còn được gọi là Năm điểm của kiến trúc hiện đại được trình bày vào năm 1926.
Từ năm 1929 trở đi, với sự khởi đầu của cuộc Đại suy thoái, một chuỗi chỉ trích về kiến trúc Hiện đại đã dấy lên và tiếp diễn cho đến cuối những năm 1970. Kiến trúc hậu hiện đại xem xét một số nguyên tắc trung tâm của chủ nghĩa hiện đại từ góc độ lịch sử và sáng tác mới, cả trong diễn ngôn và các công trình xây dựng. Các chiến lược đặt câu hỏi khác nhau đã được thông qua, đôi khi bằng sự mỉa mai hay những mối quan tâm mãnh liệt trong văn hóa đại chúng. Cuốn Nghiên cứu về Las Vegas được xem là một trong những tác phẩm tinh túy của tư tưởng hậu hiện đại.
Thuyết cấu trúc luận bắt nguồn từ những năm 1980 và đặt ra câu hỏi về giới luật, quy trình thiết kế và kết hợp động lực học phi tuyến với lý luận ngành. Thuyết cấu trúc liên quan đến hai khái niệm chính: giải cấu trúc, phân tích văn học và triết học để tái xem xét và loại bỏ các phương thức tư duy truyền thống; đồng thời kiến tạo nên phong trào nghệ thuật kiến trúc Nga từ đầu thế kỷ 20. Một sự kiện mang tính bước ngoặt cho chủ nghĩa giải cấu trúc là triển lãm MoMA năm 1988. Triển lãm tập hợp các tác phẩm của Peter Eisenman, Frank Gehry, Zaha Hadid, Rem Koolhaas, Daniel Libeskind, Bernard Tschumi và Wolf Prix.
Hình thành và phát triển từ năm 2004, Trường Thắng luôn theo đuổi lý tưởng xây dựng một hệ sinh thái nội thất gỗ sồi và óc chó tự nhiên với mong muốn mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao, lành tính với vật liệu không chứa formaldehyde, không chì. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất trọn gói cho các công trình nhà giao thô hoặc cải tạo nhà ở, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!
Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tác công phu, thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.
Nguồn: Archdaily