Mỗi một món đồ vật sẽ mang lại một công dụng khác nhau, tuy nhiên xét về độ bền và giá trị thẩm mĩ thì đồ gỗ nội thất được xem là chất liệu “đỉnh” trong việc tạo ra sự tương thích trong nhiều không gian. Những điểm khác biệt trong thiết kế nội thất […]
Mỗi một món đồ vật sẽ mang lại một công dụng khác nhau, tuy nhiên xét về độ bền và giá trị thẩm mĩ thì đồ gỗ nội thất được xem là chất liệu “đỉnh” trong việc tạo ra sự tương thích trong nhiều không gian.
Nói đến đồ gỗ nội thất là nói đến sự đa dạng, trong đó tùy theo đặc tính mà các nhà sản xuất, cửa hàng sẽ phân thành các hạng mục khác nhau. Trước hết là phân loại theo công năng sử dụng thì chúng ta có đồ nội thất gỗ trực tiếp dùng để nâng đỡ con người như ghế tựa, giường, ghế băng, sập… các sản phẩm này chủ yếu phục vụ nhu cầu ngồi và nằm. Thứ hai là đồ gỗ nội thất dùng để dự trữ, các sản phẩm loại này đáp ứng mục đích cất giữ, đặt để các loại vật dụng như tủ, hòm, giá đựng… Tiếp theo là sản phẩm dùng để tựa, tì, là những loại dùng cho con người tựa vào để làm việc đồng thời nó cũng có thể dùng để đựng, cất giữ các đồ vật như bàn, bục.
Xét về hình thức cơ bản của đồ gỗ nội thất thì thị trường sẽ bao gồm ghế ngồi là ghế có tay vịn, ghế tựa, ghế quay, ghế gấp, băng ghế dài; salon thì có salon 1 người, salon 3 người, salon bằng gỗ tự nhiên, salon bằng gỗ uốn…; bàn gồm có bàn con, bàn dài, bục bệ…; tủ thì có tủ quần áo, tủ giường, tủ sách, tủ trưng bày; Và giường gồm giường 2 tầng, giường đôi, giường cho trẻ em…Và cuối cùng là các món đồ nội thất gỗ khác như bình phong, giá cắm hoa, giá mắc quần áo, giá để báo tạp chí, vừa dùng trang trí vừa dùng phục vụ các nhu cầu sử dụng.
Môi trường nào cũng sẽ tồn tại món đồ tương thích, nếu nội thất dân dụng thì phục vụ cho hoạt động sống của các gia đình, từ dùng trong phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách, nhà bếp cho đến nội thất dùng trong phòng đọc sách, nhà vệ sinh và phòng trẻ em; thì nội thất công sở thì có phòng làm việc, phòng hội nghị, phòng máy tính; cũng như đồ gỗ nội thất dùng trong trường học gồm thư viện, phòng đọc sách, phòng học, phòng thí nghiệm, ký túc xá, nhà ăn; Cho đến đồ gỗ nội thất dùng trong các cơ sở điều trị bệnh như bệnh viện, phòng chẩn đoán, viện điều dưỡng.
Ngoài ra, theo các chuyên gia thiết kế thì đồ gỗ nội thất còn được phân loại theo đặc trưng kết cấu:
Bên cạnh đó, đồ gỗ nội thất còn được phân loại theo hình thức bố trí, bao gồm nội thất kiểu tự do hay còn gọi là di động – những loại có thể căn cứ vào sự dịch chuyển theo một yêu cầu nào đó hoặc thay đổi về vị trí sắp đặt; Kiểu nội thất cố định – những loại kiến trúc được gia cố chắc chắn hoặc sử dụng bên trong những công cụ dùng trong giao thông như ván sàn, ván trần, tường … mà chúng không thể thay đổi được vị trí; Kiểu treo – dựa vào những chi tiết liên kết dạng treo được đặt trên tường, treo dưới mái hiên.
Và cuối cùng là phân loại đồ gỗ nội thất theo chủng loại vật liệu, chủ yếu là sản phẩm được làm từ gỗ tự nhiên hay ván nhân tạo dạng tấm, dạng gỗ uốn, sản phẩm điêu khắc, hoặc là sự kết hợp của đồ gỗ nội thất với các chất liệu bền chắc khác như kim loại, nhựa, tre, nứa, polyme, đá…
Mỗi sản phẩm đồ gỗ nội thất luôn mang lại những giá trị sử dụng và thẩm mĩ riêng cho người dùng trong đó sản phẩm nào có sự tương thích và phù hợp với cách sử dụng nhất sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Mục đích của việc phân loại các mối quan hệ là để các nhà sản xuất có thể phân tích yêu cầu sản phẩm trong thiết kế, sau đó thiết lập được hệ thống ưu tiên các yêu cầu đặt ra cho sản phẩm đồ nội thất gỗ, mang lại giá trị cao nhất cho người sử dụng.
Trong đó mối quan hệ trực tiếp liên quan đến nhu cầu sử dụng được quan tâm hơn cả. Điển hình như kích thước của đồ gỗ nội thất được tạo ra đều dựa trên cơ sở kích thước của con người, có nghĩa là sản phẩm và con người có một mối quan hệ nhất định, ví dụ, kích thước chiều cao của mặt ngồi luôn gắn liền với kích thước từ đầu gối tới gót chân và tư thế ngồi của người dùng. Kích thước của đồ nội thất gỗ chịu sự chi phối bởi kích thước và trạng thái tư thế hoạt động của con người. Những mối quan hệ gắn liền với các hoạt động ổn định trong thời gian tương đối dài như ngồi, nằm, tì mặt, tựa… được gọi là những mối quan hệ trực tiếp.
Bên cạnh đó giữa con người và đồ gỗ nội thất cũng tồn tại mối quan hệ gián tiếp, trong đó kích thước của các món đồ nội thất gỗ ít chịu ràng buộc hơn bởi các kích thước của con người, tất nhiên nó vẫn chịu sự chi phối nhất định. Ví dụ, chiều rộng tủ rộng hay hẹp một chút cũng không ảnh hưởng đến trạng thái ổn định của con người.
Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí!
Với phương châm “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn”, Trường Thắng lựa chọn 2 loại gỗ: gỗ sồi trắng (White Oak) và gỗ óc chó (Walnut) vì các đặc tính vượt trội: kháng ẩm, kháng sâu, tính bền, độ ổn định phù hợp với khí hậu nồm ẩm Việt Nam và tính thẩm mỹ cao. Thêm vào đó, Trường Thắng sử dụng nguồn nguyên liệu đạt chứng nhận FSC – Chứng nhận sử dụng nguồn nguyên vật liệu bền vững.
Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tác công phu, thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.
Tin liên quan: