Luật Xây dựng quy định không phải bất cứ ngôi nhà nào cũng cần phải xin phép sửa chữa. Vậy khi nào cần xin giấy phép cải tạo nhà? Tham khảo ngay! Lựa chọn xu hướng tự cải tạo nhà vườn Bảng dự toán cải tạo nhà dân chi tiết nhất Ngôi nhà bạn đang […]
Luật Xây dựng quy định không phải bất cứ ngôi nhà nào cũng cần phải xin phép sửa chữa. Vậy khi nào cần xin giấy phép cải tạo nhà? Tham khảo ngay!
Ngôi nhà bạn đang ở xuống cấp trầm trọng và bạn muốn thay đổi để làm mới nó? Thế nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể tự do sửa chữa, cải tạo khi chưa nhận được sự đồng ý từ cơ quan thẩm quyền. Với những công trình chỉ sửa chữa bên trong, không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực, thì được miễn giấy phép. Tuy nhiên, với những ngôi nhà khi sửa chữa có liên quan đến phần kiến trúc ngôi nhà và làm ảnh hưởng đến việc quản lý kiến trúc đô thị thì cần phải xin giấy phép cải tạo nhà, để tránh những rắc rối về sau.
Khi cải tạo, sửa chữa nhà ở sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
Đầu tiên là sửa nhà có thay đổi phần kết cấu chịu lực: Đây là quá trình sửa nhà liên quan đến kết cấu khung xương của ngôi nhà. Gia chủ có thể thực hiện một số hạng mục như đúc mới thêm tầng, xây dựng thêm cầu thang hoặc đập cầu thang cũ để xây cầu thang mới, đúc thêm sàn, thêm cột, đúc thêm ô văng, máng xối bằng bê tông cốt thép, gia cố lại nền móng và xử lý các tình trạng bị nghiêng, sụt lún nhà ở.
Trường hợp thứ 2 là cải tạo nhà không làm thay đổi phần kết cấu chịu lực: Bao gồm các hạng mục như xây thêm vách ngăn để ngăn phòng, đập toilet cũ để xây lại toilet mới, ốp lại gạch nền tường, lăn sơn nước, nâng nền, thay đổi hệ thống chiếu sáng, hệ thống ống nước, đóng trần thạch cao hoặc dùng thạch cao làm vách ngăn trong phòng, thay ngói mới, tôn máy, dán giấy dán tường, sắm nội ngoại thất và trang trí nhà ở.
Như vậy, bạn cần phải có giấy xin phép cải tạo nhà ở trong các trường hợp: Ngôi nhà của bạn đang trong quá trình xuống cấp trầm trọng. Hoặc diện tích nhỏ không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt khi gia đình có thêm thành viên mới. Đơn giản hơn là bạn muốn cơi nới để làm thay đổi quy mô ngôi nhà, mang lại không gian sống rộng rãi hơn. Tất cả các trường hợp này đều xin phép cải tạo nhà bằng hồ sơ, trình lên cơ quan có thẩm quyền để được cấp phép.
Để xin phép cải tạo nhà đúng chuẩn, bạn cần chuẩn bị hồ sơ với những loại giấy tờ cơ bản như sau:
– Bản sao của các loại giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất. Cùng bản sao giấy phép tiến hành xây dựng được cơ quan thẩm quyền cấp trước đây.
– Tiếp theo là đơn đề nghị cấp phép sửa chữa, nâng cấp nhà ở.
– Giấy bản sao bản vẽ hiện trạng của các bộ phận trong công trình cần cải tạo. Có thể cung cấp thêm các ảnh chụp lại hiện trạng công trình cần sửa chữa để hồ sơ được xét duyệt nhanh hơn.
– Các bản sao bản vẽ thiết kế về kỹ thuật hoặc bản vẽ thi công sửa chữa nhà ở.
Với những trường hợp sửa chữa nhà thay đổi về phần kết cấu chịu lực. Chủ nhà cần phải tiến hành sửa chữa tương đối phức tạp và bắt buộc phải có giấy phép trước khi tiến hành. Thủ tục xin phép được tiến hành tại UBND cấp quận hoặc huyện.
Để làm thủ tục xin giấy phép cải tạo nhà, bạn cần 1 bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ: Hồ sơ kiểm định; Chủ quyền ngôi nhà; Bản vẽ xin phép sửa chữa; Lệ phí trước bạ; Biên bản xác nhận chữ ký; Biên bản cam kết không gây ảnh hưởng đến xung quanh. Trong khoảng 20 ngày làm việc, bạn sẽ nhận được kết quả có được cấp phép cải tạo nhà hay không.
Khi đã nhận được giấy phép, bạn cần nộp bản vẽ và hồ sơ pháp lý của đơn vị thi công cho các cán bộ phụ trách mảng xây dựng tại địa phương nơi có căn nhà cần sửa chữa. Sau đó, hãy chuẩn bị thi công và treo bảng thông tin về công trình ở phía trước.
Trường hợp thứ 2 là sửa nhà không làm thay đổi phần kết cấu chịu lực. Lúc này thủ tục xin phép sửa nhà vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị đơn xin sửa nhà và nộp cho các cán bộ xây dựng của phường và thời gian thực hiện việc này chỉ khoảng một vài ngày.
Đối với việc sửa chữa nhà cấp 4, bạn cần phải lưu ý về vấn đề xin giấy phép. Đây là kiểu nhà truyền thống quen thuộc với người Việt, chỉ có tầng trệt và lợp mái bằng ngói, tôn và không có lầu. Khi sửa chữa nhà cấp 4 nâng tầng hoặc xây dựng thêm, bạn xếp vào trường hợp thứ nhất, bắt buộc phải xin giấy phép trước khi thực hiện từ cơ quan có thẩm quyền. Ngược lại, nếu sửa chữa nhà cấp 4 mà không nâng tầng, thì bạn thuộc trường hợp thứ 2 với quy trình làm thủ tục xin cấp phép vô cùng đơn giản, hoặc thậm chí là được miễn xin giấy phép.
Qua những điều cần biết về việc xin giấy phép cải tạo nhà ở trên, Trường Thắng hi vọng đã giúp bạn đọc không còn băn khoăn về vấn đề này trước khi sửa chữa nhà. Mọi thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn chi tiết và kịp thời!
Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí!
Hơn 15 năm hình thành và phát triển, Trường Thắng luôn theo đuổi lý tưởng xây dựng một hệ sinh thái nội thất gỗ sồi và óc chó tự nhiên với mong muốn mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao, lành tính với vật liệu không chứa formaldehyde, không chì. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất trọn gói cho các công trình nhà giao thô hoặc cải tạo nhà ở, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!
Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tác công phu, thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.
Tin liên quan