SALE Chương trình ưu đãi dành cho khách hàng cũ và mới. Truy cập tại đây.

So sánh sàn gỗ laminate và sàn gỗ engineered

Sàn gỗ laminate và sàn gỗ engineered được xem là giải pháp thay thế cho sàn gỗ tự nhiên do có giá thành phải chăng hơn. Cùng so sánh hai loại sàn gỗ này để tìm ra sàn gỗ phù hợp cho ngôi nhà của bạn. Sàn gỗ Engineer là gì? Sàn gỗ laminate và […]

Sàn gỗ laminate và sàn gỗ engineered được xem là giải pháp thay thế cho sàn gỗ tự nhiên do có giá thành phải chăng hơn. Cùng so sánh hai loại sàn gỗ này để tìm ra sàn gỗ phù hợp cho ngôi nhà của bạn.

Sàn gỗ laminate và sàn gỗ engineered (sàn gỗ kỹ thuật) là hai lựa chọn phù hợp nếu bạn muốn có sàn nhà trông như gỗ tự nhiên nhưng có giá thành phải chăng hơn. Cả hai loại sàn này đều được phát triển như là sản phẩm thay thế kinh tế hơn và linh hoạt hơn cho sàn gỗ thịt. Chúng đều có ưu và nhược điểm riêng mà bạn cần cân nhắc để đưa ra quyết định đúng đắn.

So sánh ưu nhược điểm của sàn gỗ laminate và sàn gỗ engineered

Sàn gỗ laminate vs sàn gỗ engineered

Sàn laminate là một vật liệu hoàn toàn nhân tạo gồm nhiều lớp, lõi là ván sợi và bề mặt được phủ một lớp film. Tiếp đến là một lớp trong suốt được phủ lên để bảo vệ bề mặt. Lớp film có thể được in sao cho hoa văn và kết cấu bề mặt giống như những vật liệu khác nhau như gỗ hoặc đá. Những năm gần đây, nhiều dòng sàn laminate ra đời với công nghệ chạm nổi hoạt tiết trên bề mặt, khiến sàn nhà trông thật hơn. Nhìn từ xa, lớp bề mặt này trông khá thật, nhưng khi nhìn kĩ lạị, bạn vẫn có thể dễ dàng phát hiện ra tính nhân tạo của nó.

Sàn gỗ kỹ thuật, mặt khác, là một bản sao thuyết phục hơn nhiều của sàn gỗ tự nhiên vì lý do đơn giản rằng bề mặt sàn chính là gỗ thịt. Thay vì sử dụng gỗ tự nhiên cho toàn bộ, sàn gỗ được ghép giữa lớp bề mặt bằng gỗ tự nhiên với lớp lõi plywood chất lượng cao. Cấu trúc này giúp cho sàn đạt được sự ổn định cao hơn về mặt kích thước, đặc biệt phù hợp với khí hậu Việt Nam hơn cả sàn gỗ tự nhiên.

Bề mặt

Sàn gỗ laminate

Mặc dù đã được cải tiến để có bề mặt trông như gỗ thật và các vật liệu khác, nhưng bề mặt sàn gỗ laminate vẫn sẽ bị hạn chế vì một số loại gỗ có hoa văn độc đáo rất khó để mô phỏng. Loại sàn laminate dòng cao cấp dày 12 mm cũng đã thuyết phục nhiều người mua thử nghiệm trong những công trình nhà ở cao cấp.

Sàn gỗ engineered

Ưu điểm lớn nhất mà sàn gỗ kỹ thuật vượt trội hơn so với sàn laminate là bề mặt của sàn hoàn toàn là gỗ thật nên trông sẽ đẹp hơn so với sàn gỗ laminate, đặc biệt là khi nhìn ở cự li gần.

Cả hai loại sàn đều có hàng trăm màu sắc và kiểu dáng khác nhau, và bạn sẽ dễ dàng tìm thấy một loại phù hợp với nhu cầu thiết kế của mình. Nhưng đối với những yêu cầu về tính chân thực, sàn laminate sẽ xếp sau sàn gỗ engineered.

Chống nước và nhiệt

Sàn gỗ laminate

Trong khi một số loại được quảng cáo là “chống nước”, hầu hết sàn laminate sẽ bị hư hỏng khi bị nước ngấm vào lớp lõi bằng ván sợi. Tuy nhiên, lớp bề mặt bằng nhựa sẽ không chống thấm tốt hơn, với điều kiện là phần nước tiếp xúc với bề mặt sàn phải được lau ngay lập tức.

Sàn gỗ engineered

Sàn gỗ kỹ thuật thường được hoàn thiện bằng lớp trám bề mặt rất bền, không thấm nước, nhưng lớp veneer bề mặt và lớp nền plywood đều là gỗ, nên chúng có thể phồng và cong vênh nếu bị ướt. Trường Thắng đã phát triển dòng sàn gỗ engineered có khả năng chống nước tốt hơn, khi có thể chịu được nước sôi đến 72 giờ mà không bị bong.

Sàn gỗ engineered Trường Thắng có thể chịu được nước sôi đến 72 giờ mà không bị bong.

Một số khách hàng của chúng tôi vẫn lựa chọn lót sàn gỗ engineered dòng premium cho toàn căn hộ của họ bao gồm cả một số khu vực dễ tiếp xúc với nước như phòng tắm, nhà bếp, miễn là không để nước đọng quá lâu trên gỗ, tránh nguy cơ nước len lỏi và ngấm sâu vào lớp lõi plywood gây ẩm mốc.

Độ bền và bảo trì

Sàn gỗ laminate

Trong số hai loại sàn, sàn gỗ laminate có phần dễ chăm sóc hơn, vì lớp bề mặt là nhựa và có thể dễ dàng lau sạch. Tuy nhiên, sàn gỗ không thể được tái hoàn thiện. Một khi bị hư hỏng nặng, lớp sàn chỉ có thể bị tháo gỡ và thay mới.

Sàn gỗ engineered

Sàn gỗ cứng kỹ thuật có thể được chà nhám và hoàn thiện ít nhất một lần, và nếu sàn có lớp veneer đặc biệt dày, bạn thậm chí có thể hoàn thiện nó hai hoặc ba lần.

Nếu yêu cầu về độ bền và bảo dưỡng, sàn gỗ engineered là lựa chọn phù hợp hơn. Dù dễ chăm sóc như nhau, nhưng sàn gỗ kỹ thuật có phần vượt trội hơn vì bề mặt gỗ cứng có thể  được hoàn thiện từ một đến vài lần.

Lắp đặt

Sàn gỗ laminate

Sàn laminate là một trong những vật liệu sàn dễ lắp đặt nhất nên rất được cộng đồng DIYers ưa chuộng. Các tấm ván sàn được thiết kế với cách xử lý cạnh “hèm khoá” độc đáo, trong đó các cạnh của tấm ván được lồng vào nhau và được kê lên trên một lớp foam lót trung gian, ngăn cách sàn với nền nhà. Dù không phải thợ chuyên nghiệp nhưng mọi người đều có thể lắp hoàn thiện căn phòng chỉ trong một buổi chiều.

Sàn gỗ engineered

Dù dễ lắp hơn so với sàn gỗ tự nhiên, nhưng sàn engineered cũng đòi hỏi một số yêu cầu lắp đặt chuyên nghiệp. Sàn thường được lắp đặt theo cách tương tự như gỗ cứng, bằng cách đóng chúng vào lớp nền phụ bằng đinh hoàn thiện hoặc ghim cài ở một góc dọc theo các cạnh của ván sàn. Sàn gỗ engineered Trường Thắng là một phiên bản cải tiến hơn khi chỉ cần ghép các mộng sàn lại với nhau và bắn keo cố định.

Nếu thích tự tay lắp đặt mọi thứ, bạn có thể sẽ thích sàn gỗ laminate hơn. Tuy nhiên, nếu lựa chọn sàn gỗ kỹ thuật, chúng tôi vẫn cung cấp gói lắp đặt sàn hoàn thiện cho bạn.

Sàn gỗ engineered đòi hỏi kỹ thuật lắp đặt chuyên nghiệp hơn.

Giá cả

Sàn gỗ laminate

Nói đến giá cả, sàn laminate là một trong những vật liệu có giá cả rẻ nhất, dao động trung bình trong khoảng 200.000đ – 450.000đ/ m2, thậm chí có loại chỉ 120.000đ/m2.

Sàn gỗ engineered

Sàn gỗ kỹ thuật có giá thành cao hơn so với sàn laminate và thường kèm thêm chi phí lắp đặt chuyên nghiệp. Hiện nay, Trường Thắng đang cung cấp sàn gỗ engineered với hai dòng chính gồm:

+ Standard: 780.000đ/ m2, áp dụng cho từ 200m2 trở lên

+ Premium: 1.350.00đ/ m2

Ưu điểm lớn nhất của sàn gỗ công nghiệp, trong đó có sàn laminate là giá rẻ và không tốn phí lắp đặt. Nếu có ngân sách giới hạn, đây có thể là lựa chọn phù hợp hơn cho bạn. Nếu đề cao chất lượng hơn giá thành, sàn engineered lại là lựa chọn đáng cân nhắc đầu tư.

Độ bền

Sàn gỗ laminate

Sàn laminate được cho là có độ bền 10 đến 20 năm, thậm chí kém bền hơn tùy thuộc vào chất lượng ban đầu của vật liệu và mức độ hao mòn của nó.

Sàn gỗ engineered

Sàn gỗ kỹ thuật có độ bền cao hơn, với độ bền lên đến 30 năm hoặc đôi khi lâu hơn nhiều.

Với độ bền từ 30 năm trở lên cùng khả năng chà nhám và tái hoàn thiện, sàn gỗ kỹ thuật giữ một lợi thế quyết định so với sàn gỗ laminate.

Sàn gỗ kỹ thuật có thể được tái hoàn thiện khi bị trầy xước cùng độ bền lên đến 30+ năm.

Kích cỡ

Sàn gỗ laminate

Ván sàn gỗ laminate thường rộng từ 76 đến 178mm và dài khoảng 1200mm.

Sàn gỗ engineered

Ván sàn kỹ thuật có chiều rộng dao động từ 120 hoặc rộng 178mm, với chiều dài thường có thể dao động từ 600 đến 1500mm. Một số mẫu sàn gỗ kỹ thuật được thiết kế với chiều rộng bảng ngẫu nhiên.

So về kích thước, cả hai loại sàn có kích thước tương đương nhau.

Giá trị bán lại

Sàn gỗ laminate

Sàn laminate đôi khi sẽ làm giảm giá trị của một ngôi nhà, nhưng sàn gỗ công nghiệp cao cấp không có nghĩa là một nhược điểm khi tiếp thị nhà. Nó cung cấp giá trị bán lại tốt hơn so với thảm hoặc nhựa vinyl, nhưng không bằng sàn gỗ tự nhiên.

Sàn gỗ engineered

Nhìn chung, sàn gỗ cứng kỹ thuật cung cấp giá trị bán lại cao hơn so với sàn gỗ laminate, thậm chí có thể cạnh tranh với gỗ tự nhiên về uy tín và độ bền.

Hầu hết người mua tiềm năng sẽ nhận ra sàn gỗ engineered sẽ là quyết định vượt trội hơn so với sàn

Độ thoải mái và cách âm

Sàn gỗ laminate

Cả sàn laminate và sàn gỗ kỹ thuật đều mang đến cảm giác thoải mái cho chân. Tuy nhiên, sàn laminate có thể hơi cong một chút nếu lớp lót không hoàn toàn mịn và phẳng. Một số chủ nhà cũng thấy rằng gót giày và móng thú cưng in trên bề mặt nhựa.

Sàn gỗ engineered

Gỗ cứng kỹ thuật là sàn dày hơn và thường được đóng đinh hoặc dán xuống nền nên rất khó bị cong. Ngoài lựa chọn foam lót, chúng tôi còn tư vấn cho một số khách hàng có yêu cầu cách âm cao hơn phương án bắn thêm một lớp nền trung gian bằng plywood.

Nhìn chung, cả hai loại sàn này đều có lợi thế quyết định, phụ thuộc vào đặc điểm hiệu suất của chúng.

Tổng kết

Nếu ưu tiên chi phí, sàn laminate là một lựa chọn tốt. Trong khi nếu có yêu cầu cao hơn về chất lượng, độ bền, cách âm và làm tăng giá trị chuyển nhượng, chắc chắn bạn không thể bỏ qua sàn gỗ engineered.

Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí!

Công ty TNHH Trường Thắng là đơn vị chuyên thiết kế, sản xuất và thi công nội thất, tủ bếp, sàn gỗ và cửa gỗ tự nhiên. Với hơn 15 năm hoạt động và không ngừng phát triển, nghiên cứu, học hỏi những xu hướng nội thất gỗ mới nhất trên thế giới, Trường Thắng luôn mang đến cho khách hàng những tiêu chí thiết kế đẹp, chất lượng cao, chi phí phù hợp và an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Với mong muốn mang đến “Ấm áp trong từng bước chân”, tất cả sàn gỗ ở Trường Thắng là loại sàn gỗ kỹ thuật lành tính và an toàn tuyệt đối, đặc biệt là trẻ nhỏ. Kỹ thuật hoàn thiện bề mặt đặc biệt của các thợ lành nghề ở Trường Thắng mang lại cảm giác chân thực và dễ chịu cho mỗi bước chân. 

Bài viết liên quan