SALE Chương trình ưu đãi dành cho khách hàng cũ và mới. Truy cập tại đây.

Có nên lót sàn gỗ nhà bếp không và nên lót loại nào?

Có nên lót sàn gỗ nhà bếp hay không khi đây là nơi sàn nhà thường xuyên tiếp xúc với nước? Nếu có thì nên lót loại nào tốt? Mời bạn xem qua bài viết sau đây Giá 1 hộp sàn gỗ bao nhiêu m2? Sàn gỗ lót nệm, sàn gỗ lát chéo là gì? […]

Có nên lót sàn gỗ nhà bếp hay không khi đây là nơi sàn nhà thường xuyên tiếp xúc với nước? Nếu có thì nên lót loại nào tốt? Mời bạn xem qua bài viết sau đây

Sàn gỗ nhà bếp đang trở nên phổ biến vì sự ấm áp tự nhiên, tinh tế và mang đến cảm giác thư thái cho người dùng. Một trong những tranh luận lớn nhất đối với sàn gỗ nhà bếp là khả năng kết hợp với các khu vực còn lại của ngôi nhà. Đối với không gian nhà thiết kế mở, điều này là đặc biệt quan trọng để đảm bảo tính nhất quán xuyên suốt cho toàn bộ tổng thể.

Tuy nhiên sàn gỗ tự nhiên thường gặp phải một nhược điểm đó là bạn phải biết cách làm sạch chúng. Sàn gỗ thịt thường có yêu cầu bảo dưỡng nghiêm ngặt hơn và rất dễ bị hư hại, cong vênh co ngót do nước (trong khi nhà bếp thường hay bị nhiễu nước ra sàn). Các vết bẩn gây ra bởi thức ăn cũng có thể dễ dàng được lau chùi trên nền gạch nhưng với sàn gỗ lại có một chút thách thức hơn. Trong khi đó sản phẩm thay thế như sàn gỗ công nghiệp có thể khắc phục được hạn chế của sàn gỗ thịt nhưng bề mặt lại không mang cảm giác chân thực, tự nhiên.

Giải pháp lót sàn gỗ nhà bếp với sàn gỗ kỹ thuật

Dựa trên những hạn chế của sàn gỗ tự nhiên và sàn công nghiệp, sàn gỗ kỹ thuật ra đời như một giải pháp tối ưu, là tổng hoà của các ưu điểm nổi trội của hai loại sàn trên: chịu nước đến 72 giờ, chống trầy xước, không cong vênh co ngót, bề mặt tự nhiên, dễ lau chùi, không chứa độc tố formaldehyde, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ. 

Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn sản phẩm sàn gỗ kỹ thuật!

Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn lựa chọn sàn gỗ phù hợp nhà bếp của mình bao gồm màu sắc và kích thước.

1. Sàn gỗ màu sáng

Sàn gỗ màu sáng với đường nét vân gỗ rõ ràng có thể tạo nên cảm giác tự nhiên và lan toả hơi ấm cho bất kỳ không gian nào mà nó được lót vào. Sàn màu sáng có thể kết hợp được với nhiều màu sắc nhẹ nhàng và trung tính, tạo cảm giác tươi mới, trong sáng hơn cho nhà bếp của bạn. Một không gian cần nhiều ánh sáng như nhà bếp, sàn gỗ sẽ đóng vai trò là lớp hoàn thiện trung tính vừa làm ấm không gian mà không lấn át tổng thể.

2. Sàn gỗ màu tự nhiên

Trong một nhà bếp có tông màu trắng chủ đạo, bề mặt gỗ tự nhiên sẽ sưởi ấm cho không gian, tạo nên bố cục cân bằng về màu sắc và cảm quan cho nhà bếp. Nền sàn gạch đôi khi có thể khiến căn phòng trở nên lộn xộn, sàn gỗ với những đường vân nhẹ nhàng sẽ làm nổi bật tủ bếp cũng như thiết bị bếp của bạn.

3. Sàn gỗ tối màu

Đối với một hệ tủ bếp quá nổi bật, sàn màu tối hơn sẽ giúp cân bằng lại sắc thái tổng thể dựa trên sự tương phản với hệ tủ. Sàn gỗ màu tối cũng làm tăng thêm hiệu ứng chiều sâu cho nhà bếp. Chất tĩnh tại của gỗ đủ để truyền tải sức hút sâu sắc cho “trái tim” ngôi nhà bạn.

4. Kích thước sàn gỗ

Bạn có thể lựa chọn sàn gỗ bản dài để tạo cảm giác “nới rộng” không gian nếu sở hữu nhà bếp nhỏ hoặc cũng có thể lựa chọn giải pháp ghép nối giữa 2 thanh sàn có kích thước ngắn hơn để tiết kiệm một phần chi phí. Sàn bản ngắn cũng giúp nhà bếp vui nhộn, hào hứng, khơi dậy cảm hứng nấu nướng cho cả gia đình bạn.

Công trình thực tế được thực hiện bởi Trường Thắng

Bài viết liên quan: