Dựa trên những nguồn đáng tin cậy, một danh sách dữ liệu được đưa ra nhằm giúp các kiến trúc sư, nhà xây dựng có nhận thức về kiến trúc và biến đổi khí hậu và thay đổi phương án hành động. Chúng ta đã bước vào một năm mới, một thập kỉ mới với […]
Dựa trên những nguồn đáng tin cậy, một danh sách dữ liệu được đưa ra nhằm giúp các kiến trúc sư, nhà xây dựng có nhận thức về kiến trúc và biến đổi khí hậu và thay đổi phương án hành động.
Chúng ta đã bước vào một năm mới, một thập kỉ mới với những khởi đầu mới nhưng song song đó vẫn còn những tồn đọng. Một trong số đó là mối bận tâm lớn nhất của toàn nhân loại là biến đổi khí hậu. Mặc dù vẫn chưa có một giải pháp tối ưu nào cho vấn đề này, nhưng con người bằng năng lực cá nhân lẫn chuyên môn, đều phải áp dụng các kỹ năng và hành động của mình để giải quyết những áp lực sâu sắc trong thế giới tự nhiên.
Đối với những ai tham gia thiết kế và xây dựng các toà nhà trong thành phố như kiến trúc sư, nhà đô thị, công dân thành phố đều có trách nhiệm nhận biết, đưa ra phương án thiết kế phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu.
Để giải quyết những luồng thông tin trái chiều, một danh sách các sự kiện và số liệu quan trọng có liên quan đến kiến trúc và biến đổi khí hậu đã được lập ra. Dựa trên những nguồn tin đáng tin cậy, danh sách này đóng vai trò như một bộ công cụ giúp các thành viên trong cộng đồng kiến trúc có thể tìm hiểu thêm cách họ có thể sử dụng khả năng của mình để chống lại cuộc khủng hoảng lớn nhất trong thời đại của chúng ta.
36%: Tỷ lệ năng lượng toàn cầu được sử dụng cho các tòa nhà và công trình xây dựng. 22% sử dụng cho nhà ở, 8% cho công trình dân dụng khác và 6% là dành cho ngành xây dựng.
82%: Mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu trong các tòa nhà được cung cấp bởi nhiên liệu hóa thạch vào tính đến 2015.
17%: Tổng mức tiêu thụ năng lượng ở Hoa Kỳ được sản xuất bằng năng lượng tái tạo tính đến 2018.
25%: Lượng năng lượng ở Anh được cung cấp bởi các nguồn tái tạo, cho thấy sự tăng trưởng ổn định kể từ năm 1998.
70%: Tỷ lệ sử dụng năng lượng trong các tòa nhà ở Anh dành cho sưởi ấm. 19% dành cho làm mát, 7% dành cho đun nóng nước và 4% dành cho chiếu sáng.
33%: Tỷ lệ phát thải khí nhà kính liên quan đến năng lượng toàn cầu do các tòa nhà phát thải ra. Điều này làm cho những toà nhà trở thành nguồn phát thải lớn nhất toàn cầu.
Năm 2050: Năm mà khí thải từ các tòa nhà sẽ tăng gấp đôi kể từ năm 2017 do yêu cầu không gian sử dụng mặt bằng ngày càng tăng.
1%: Tỷ lệ xấp xỉ lượng phát thải CO2 từ các tòa nhà đã tiếp tục tăng lên kể từ năm 2010.
2030: Hạn chót để giảm “năng lượng sử dụng trên một mét vuông” trong các tòa nhà trên khắp thế giới xuống 30%. Đây là mục tiêu bắt buộc để đạt được tham vọng khí hậu toàn cầu được quy định trong Thỏa thuận Paris.
2018: Năm HarvardHouseZero của Snøhetta được hoàn thành, đơn vị đã cải tạo lại một tòa nhà trước 1940 với các tính năng bền vững sâu rộng.
28: Số lượng thành phố trên khắp thế giới đã ký kết “Cam kết tòa nhà không carbon” của Hội đồng Công trình Xanh Thế giới.
70%: Tỷ lệ phát thải khí nhà kính liên quan đến năng lượng toàn cầu từ các thành phố dù những đô thị này chỉ chiếm 3% diện tích đất đai trên Trái Đất.
250 triệu: Số lượng khí thải carbon, tính bằng tấn, có thể được giảm thiểu vào năm 2030 nếu các thành phố chấp nhận chuyển đổi sang giao thông công cộng chạy bằng điện. Điều này cũng giúp cải thiện sức khỏe con người, giảm tiếng ồn và ô nhiễm không khí.
230 tỷ: Diện tích đất tính bằng mét vuông, sẽ được thêm vào các thành phố trên khắp thế giới trong 40 năm tới, tương đương với một Paris được thêm vào mỗi tuần. Điều này có nghĩa là, mặc dù mật độ năng lượng trên mỗi mét vuông của môi trường xây dựng đang giảm (1,5% mỗi năm), nhưng lại đang bị vượt qua bởi tốc độ tăng trưởng của diện tích mặt bằng toàn cầu (2,3% mỗi năm).
50%: Tỷ lệ các tòa nhà mới tính đến năm 2060. Những toà nhà này sẽ bắt đầu được xây dựng trong 20 năm tới. Hai phần ba trong số đó sẽ được xây dựng ở các quốc gia không có mã năng lượng xây dựng bắt buộc.
80%: Tỷ lệ tòa nhà ở các thành phố của Anh vào năm 2050 được xây dựng, và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc khử cacbon các toà nhà hiện hữu.
40 tỷ đô la: Số tiền thiệt hại do lũ lụt hàng năm trên toàn thế giới. Ở Mỹ, con số này là 8 tỷ đô la.
670: Số thị trấn và thành phố của Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với lũ lụt lặp đi lặp lại vào cuối thế kỷ. Hiện nay, con số này là 90.
0,9: Nhiệt độ trung bình tăng theo độ C ở Anh kể từ năm 1960.
85%: khu vực Venice bị ngập lụt trong trận lụt lớn vào tháng 11 năm 2019, bao gồm cả vương cung thánh đường lịch sử St.Mark.
4.2 triệu: Diện tích đất tính theo feet vuông mà New York muốn tái sử dụng cho mục đích thương mại và giáo dục để tạo ra một “phòng thí nghiệm sống” nhằm đối phó với các tác động của biến đổi khí hậu.
880 triệu: Ước tính số người sống ở các khu định cư không chính thức trên toàn thế giới rất dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu.
55%: Tỷ lệ năng lượng được sử dụng trong việc xây dựng một công trình phục vụ cho việc chiết xuất vật liệu và sản phẩm. 20% được sử dụng trong giai đoạn xây dựng và 10% trong giai đoạn vận chuyển.
8%: Tỷ lệ phát thải CO2 toàn cầu do xi măng tạo ra. Nếu xi măng là một quốc gia, nó sẽ là nước phát thải lớn thứ ba sau Trung Quốc và Mỹ.
2,2 tỷ: Lượng CO2, tính bằng tấn, phát thải trong quá trình sản xuất xi măng trên thế giới hàng năm.
2030: Phát thải hàng năm bằng xi măng phải giảm 16% vào năm này để phù hợp với các yêu cầu trong Thỏa thuận Paris.
400%: Sự gia tăng sản lượng xi măng kể từ năm 1990. Nó đã tăng gấp ba mươi kể từ năm 1950.
80%: Việc giảm số lượng toà nhà có kết cấu bê tông sang tòa nhà có cấu trúc gỗ, giúp giảm vật liệu sử dụng cho cốt nền và giảm tiêu thụ năng lượng.
1 triệu: Lượng CO2, tính bằng tấn, được thu thập bằng cách sử dụng khung dầm gỗ ở Anh, với 15% đến 28% nhà xây mới hàng năm có sử dụng vật liệu này. Nhìn chung, một mét khối gỗ chứa một tấn CO2, tương tự 350 lít xăng.
1000: Lượng CLT tính bằng mét khối có thể được tạo ra bởi 500 cây gỗ được thu hoạch. Các nhà máy CLT lớn có thể xử lý 50.000 mét khối mỗi năm, giữ lại lượng carbon bị cô lập là 25.000 cây mỗi năm.
230: Lượng năng lượng tiết kiệm đến năm 2040 có thể đạt được bằng cách tích hợp các điều khiển thông minh và các thiết bị được kết nối trong những tòa nhà mới. Điều này sẽ giúp giảm 10% mức tiêu thụ năng lượng xây dựng trên toàn cầu.
1 kilôgam: lượng CO2 thu được mỗi ngày bởi EcoLogicStudio, tương đương với 20 cây lớn.
30%: Công suất nước mưa tăng lên của the Climate Tile, hệ thống thu gom nước mưa được tạo ra bởi THIRD NATURE, IBF và ACO Nordic.
47: Khoảng cách, tính bằng dặm, được nói đến trong bản đề xuất của SCAPE Landscape Architectur đối với công tác phòng lũ lụt ở Boston.
2018: Năm mà Zero Waste Lab khởi động dự án nội thất 3D đường phố, khuyến khích tái sử dụng rác thải nhựa gia dụng.
2.7: Chiều cao, tính bằng mét, của các cột bê tông do ETH Zurich phát triển, nhằm mục đích giảm thiểu yêu cầu môi trường về vật liệu, sản xuất và chất thải.
6%: Tỷ lệ áp dụng bộ điều chỉnh nhiệt thông minh tại Hoa Kỳ vào năm 2016, tăng gấp đôi kể từ năm 2014.
Năm 2050: Năm mục tiêu của Viện Kiến trúc sư Hoa Kỳ, chủ trương đạt được lượng khí thải bằng không trong xây dựng.
658: Số lượng các công ty đã ký kết với Viện Kiến trúc sư Hoa Kỳ “Cam kết 2030”, cam kết sử dụng hiệu quả năng lượng và carbon trung tính.
811: Số công ty đã ký cam kết “Tuyên ngôn kiến trúc sư”, được lập bởi các kiến trúc sư tại Vương quốc Anh để tuyên bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu và đa dạng sinh học.
17: Số lượng các công ty giành giải thưởng Stirling đã đăng ký cam kết “Tuyên ngôn kiến trúc sư”.
11: Số lượng mục tiêu được đặt ra bởi nền tảng “Tuyên ngôn kiến trúc sư”, bao gồm nâng cao nhận thức đối với các trường hợp khẩn cấp về khí hậu và ủng hộ thay đổi nhanh chóng dành cho các hoạt động thiết kế tái tạo.
184: Số lượng người ký vào cam kết “Tuyên ngôn kiến trúc sư Canada” để phản ánh sáng kiến “Tuyên ngôn kiến trúc sư” của Vương quốc Anh.
2002: Năm mà Cam kết kiến trúc 2030 được ban bố, một liên minh chuyên nghiệp cũng được lập ra nhằm thúc đẩy các hoạt động thiết kế bền vững.
Nguồn: Archdaily