Quá trình cải tạo nhà cổ Pháp mang ý nghĩa trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị tinh hoa, văn hóa của nhân loại, song điều đó lại đòi hỏi một sự tỉ mỉ, cẩn thận đến cao độ trong quá trình chỉnh sửa. Cách thức cải tạo nhà 3 gian hiệu […]
Quá trình cải tạo nhà cổ Pháp mang ý nghĩa trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị tinh hoa, văn hóa của nhân loại, song điều đó lại đòi hỏi một sự tỉ mỉ, cẩn thận đến cao độ trong quá trình chỉnh sửa.
Nói đến kiến trúc Pháp là nói đến những công trình đã được nghiên cứu, thẩm định hàng ngàn năm với những tiêu chuẩn thực tế, khắt khe. Vì vậy, không ngạc nhiên khi chúng có thể tồn tại tốt tại một đất nước nhiệt đới gió mùa trái ngược hoàn toàn với khí hậu Châu Âu. Đó chính là lý do vì sao cải tạo nhà cổ Pháp luôn được các gia đình đặc biệt chú trọng, nhằm duy trì những giá trị lịch sử được con người lưu giữ.
Quá trình cải tạo nhà cổ Pháp sẽ có sự xem xét qua nhiều khía cạnh bởi kiến trúc nhà ở loại này có những đặc điểm riêng, trong phần lớn các trường hợp đều cần được đánh giá kỹ lưỡng và đầy đủ, làm cơ sở cho việc bảo tồn trong bối cảnh có nguy cơ giảm sút về số lượng cũng như xuống cấp về chất lượng dưới tác động của nền kinh tế thị trường và quá trình đô thị hóa mạnh mẽ.
Theo các chuyên gia về xây dựng thì quá trình cải tạo nhà phố cổ hay nhà cổ Pháp đều phải được kiểm duyệt một cách rõ ràng, bởi những ngôi nhà Pháp được xây dựng trên quy mô lớn đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hoặc sinh hoạt kết hợp với kinh doanh của một bộ phận thị dân thời bấy giờ, nhất là giới trí thức có đời sống văn hóa tinh thần và quan niệm thẩm mỹ riêng, chịu ảnh hưởng của phương Tây ở các mức độ khác nhau, kể cả trong thẩm mỹ kiến trúc. Thường kiến trúc nhà ở theo lối này sẽ có mặt bằng hình chữ nhật. Hành lang rộng chạy xung quanh. Nhà thường có 2 tầng, sàn tầng 2 dùng dầm đỡ thép hình cuốn gạch ở trên. Mái dốc lợp ngói hoặc tôn. Tường chắn mái xây gạch dùng để trang trí mặt tiền có hình thức trang trí đơn giản. Hành lang quanh nhà được tạo các đường cong hình cung hoặc bán cầu có khóa vòm. Do đó quá trình cải tạo nhà cổ Pháp cũng đòi hỏi các kiến truc sư sự quan sát tỉ mỉ.
Nhà ở cổ kiểu Pháp luôn có những đặc trưng thu hút riêng biệt. Đầu tiên đó luôn là nhà vườn, khi cải tạo nhà cổ Pháp các gia đình nên đảm bảo xung quanh luôn có vườn cây xanh bao bọc. Điều này khiến nhiệt độ trong nhà không quá cao, kể cả những ngày trời nóng. Trồng cây xanh, che nắng nhiệt đới trực tiếp, tạo ra vi khí hậu êm dịu là một kỹ thuật được áp dụng trong tất cả các biệt thự hay dinh thự Pháp. Thảm thực vật trong các căn nhà luôn được chăm chút cẩn thận. Đặc biệt trong vườn luôn có những cây cao cho bóng mát rất hiệu quả.
Yếu tố thứ hai, cũng là điểm cầm duy trì khi cải tạo nhà cổ Pháp chính là các bức tường, thời xưa những hạng mục này được người Pháp xây dựng rất dày, luôn lớn hơn 220mm. Để chống nắng nhiệt đới do mặt trời ở phía đông và tây, hướng nhà thường quay mặt về nam hoặc đông nam, tường nhà thường xây dày 330mm để ngăn nhiệt xâm nhập.
Có một phương pháp xây dựng khá hay để giảm nhiệt độ từ tường vào trong nhà mà các gia chủ có thể áp dụng khi cải tạo nhà cổ pháp, đó là xây hai lớp, lớp tường ngoài 110, lớp trong là 220, và giữa hai lớp để trống một khoảng nhỏ giúp nhiệt đối lưu, khiến phía trong không bị hấp thụ nhiệt nhiều. Tường to và dày là một đặc trưng dễ nhận biết của nhà cổ Pháp. Bên cạnh đó, hệ thống chịu lực dầm cột cũng tỷ lệ thuận với tường.
Một trong những thứ không thể thiếu trong quá trình cải tạo nhà cổ pháp chính là các thiết kế cửa sổ, nhất là với cấu trúc “trong kính ngoài chớp”. Phía trong là lớp cửa kính thông thường và phía ngoài là cửa sổ có các chớp che nắng, trong đó nhiều loại có thể xoay lật được. Khi cải tạo nhà cổ pháp nói chung, các gia đình nên lưu ý thiết kế này không chỉ vì mỹ thuật mà bởi đây là toàn bộ hệ thông thoáng của ngôi nhà. Khoảng cách tường dày cũng tạo ra một khoảng lùi rất đáng kể cho cửa sổ. Khoảng này rất có ích trong việc che nắng, nhất là những buổi chiều nắng hướng tây.
Theo các chuyên gia thiết kế nội thất, cũng bởi vì đặc thù khí hậu là nóng ẩm, mưa nhiều nên mọi kiến trúc đều phải giải quyết các thách thức ấy một cách rõ ràng, mà khi ngôi nhà đã có sẵn thì các gia đình cũng không cần thay mới quá nhiều trong quá trình cải tạo nhà cổ Pháp, vì điều này rất dễ phá vỡ cấu trúc vốn có của không gian. Đây là hai nhiệm vụ khá mâu thuẫn. Để chống nóng và thoát ẩm, người ta phải mở nhiều cửa cho gió thông thoáng, ngược lại, khi mở như thế lại phải tìm cách che chắn để ngăn không cho nắng mang nhiệt vào nhà và chống mưa hắt nước. Như vậy, căn nhà phải có dàn mái lớn che nắng, mưa, nhưng cần lớp vỏ bọc hở để thoát ẩm và nóng. Do tính chất vừa mở, vừa đóng, nên căn nhà phải vận hành như một bộ lọc thông minh như thể biết thay đổi theo các biến đổi trái ngược nhau của thời tiết. Các logia giúp các ngôi nhà thoáng hơn đồng thời hạn chế được ánh nắng gắt, trong khi đó ban công nhô ra đón gió và ánh sáng hướng tốt, mang lại sự thư giản và sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình.
Sau khi đã lo xong phần dưới thì các gia đình sẽ phải làm gì với phần trên của ngôi nhà trong quá trình cải tạo nhà cổ Pháp? Mái nhà Pháp là mái dốc bằng gạch ngói cổ điển, dàn mái cao rộng, trên mái lại luôn có những ô cửa sổ nhỏ giúp lưu thông gió tự nhiên, làm ngôi nhà luôn trong trạng thái dễ chịu. Nhà biệt thự Pháp thường phải xây trên một nền cao để hứng gió, tách xa mặt đất để hạn chế nhiệt hắt từ đất lên. Ở trên là một dàn mái lớn lợp ngói với trần cao giúp tạo ra một đệm không khí để ngăn nhiệt thâm nhập từ mái, ở đây còn bố trí các cửa sổ mái để thông thoáng nhiệt cho khoảng không gian đệm giữa trần và mái. Chính vì những đặc trưng riêng biệt đó mà trong quá trình cải tạo nhà cổ Pháp các gia đình cũng cần xét xem có nên làm mới các chất liệu của ngôi nhà hay không để tránh việc biến tấu không đáng có dẫn đến hậu quả mất đi giá trị của căn nhà, đặc biệt là việc cải tạo nhà phố cổ thì điều này lại càng đặc biệt, do không chỉ lưu giữu cho gia chủ mà còn cho văn hóa của một cộng đồng, quy rộng ra là một quốc gia.
Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí!
Với phương châm “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn”, Trường Thắng lựa chọn 2 loại gỗ: gỗ sồi trắng (White Oak) và gỗ óc chó (Walnut) vì các đặc tính vượt trội: kháng ẩm, kháng sâu, tính bền, độ ổn định phù hợp với khí hậu nồm ẩm Việt Nam và tính thẩm mỹ cao. Thêm vào đó, Trường Thắng sử dụng nguồn nguyên liệu đạt chứng nhận FSC – Chứng nhận sử dụng nguồn nguyên vật liệu bền vững.
Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tác công phu, thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.
Tin liên quan