SALE Chương trình ưu đãi dành cho khách hàng cũ và mới. Truy cập tại đây.

Gỗ Veneer Là Gỗ Gì? Ưu Và Nhược Điểm Của Gỗ Veneer So Với Gỗ Thịt

Gỗ veneer là những tấm gỗ mỏng có độ dày 0.3-0.6mm thường được dùng làm lớp phủ bề mặt cho các sản phẩm nội thất như: tủ bếp, cửa, sàn, tủ, kệ, bàn, ghế,… 1/ Gỗ veneer là gỗ gì? Veneer là những lát gỗ mỏng, đôi khi là phần vỏ cây có độ dày […]

Gỗ veneer là những tấm gỗ mỏng có độ dày 0.3-0.6mm thường được dùng làm lớp phủ bề mặt cho các sản phẩm nội thất như: tủ bếp, cửa, sàn, tủ, kệ, bàn, ghế,…

1/ Gỗ veneer là gỗ gì?

Veneer là những lát gỗ mỏng, đôi khi là phần vỏ cây có độ dày 0.3mm – 0.6mm. Veneer thường được dùng làm lớp phủ bề mặt cho các sản phẩm nội thất như: tủ bếp, cửa, sàn, tủ, kệ, bàn, ghế,… Gỗ veneer được tạo bằng cách “bóc” thân cây hoặc bằng cách lạng những khối gỗ hình chữ nhật lớn. Việc cắt xuyên qua các vòng sinh trưởng của cây làm cho hình dạng vân gỗ trên mỗi lát veneer thay đổi tùy theo góc cắt. Điều này tạo nên tính đa dạng, khác biệt của vân gỗ veneer.

go-veneer-la-go-gi

Veneering (còn gọi là kỹ thuật phủ veneer) là một nghệ thuật cổ xưa đã có từ thời Ai Cập cổ đại. Hơn 4000 năm trước, người Ai Cập đã sử dụng veneer để trang trí trên đồ nội thất và sarcophagi (lăng mộ). Cho đến đầu những năm 1800, veneer bắt đầu được đưa vào sản xuất đồ nội thất và đàn piano. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc cắt ghép các tấm veneer trở nên dễ dàng. Từ đó giá thành của sản phẩm cũng được điều chỉnh hợp lý hơn. 

2/ Ưu điểm của gỗ veneer

  • Đẹp, chân thật & mang dấu ấn riêng

Không có gì bàn cãi khi nói rằng đồ nội thất gỗ veneer trông rất đẹp. Những khối gỗ khỏe nhất và đẹp nhất đã được chọn lọc kỹ lưỡng trước khi cắt thành veneer. Sự phong phú, đa dạng về hoa văn vân gỗ tạo cho đồ nội thất cá tính riêng biệt, cũng như thể hiện được dấu ấn của chủ nhân. Do được lạng từ gỗ nên veneer cũng sở hữu những đặc tính tự nhiên tương tự gỗ đặc. Nổi bật như tính tự nhiên, khả năng thanh lọc không khí, bề mặt chân thật. 

  • Vật liệu thân thiện môi trường

Với gỗ đặc, gỗ thường được cưa thành những khúc nhỏ có độ dày 25.4mm. Khoảng 1/4 lượng gỗ bị biến thành mùn cưa trong quá trình cưa. Ngược lại, veneer sẽ được cắt bằng dao thành từng lát mỏng với độ dày chỉ bằng 1/32 của khúc gỗ đồng nghĩa là có 32 lát veneer được tạo ra. Phần mùn cưa bị lãng phí trên sẽ tạo ra thêm 8 lát veneer chất lượng khác. Vậy tổng cộng sẽ có đến 40 tấm veneer thành phẩm được tạo ra từ một khối gỗ. Do đó, việc sử dụng nội thất gỗ veneer giúp tránh lãng phí nguồn tài nguyên.

  • Tạo ra nhiều khả năng thiết kế

Gỗ veneer thường được phủ trên những lớp nền ổn định. Điều này giúp cho vật liệu có thể tạo được những đường cong, cho phép thiết kế và điều chỉnh – điều mà gỗ tự nhiên không làm được. 

  • Kết cấu ổn định của gỗ veneer

Gỗ rắn thường gặp phải hiện tượng cong vênh, co ngót khi có sự thay đổi về thời tiết. Các tấm veneer sẽ được phủ lên một lớp lõi có cấu trúc ổn định như: MDF, HDF, plywood. Vì veneer mỏng hơn nên sự phản ứng lại với môi trường sẽ không mạnh mẽ như gỗ đặc. Từ đó giúp cho bề mặt đồ nội thất từ gỗ veneer như bàn, tủ bếp, cửa không bị nứt tét. Ngoài ra, các sản phẩm gỗ veneer cũng không có khả năng chống mối mọt tốt hơn so với một số loại gỗ rắn thông thường. 

  • Tiết kiệm chi phí đầu tư

Lựa chọn nội thất gỗ veneer được xem là một quyết định mang tính kinh tế do tiết kiệm vật liệu hơn so với gỗ rắn. Cộng với những thế mạnh kế thừa từ gỗ đặc và ưu điểm riêng biệt, veneer chính là giải pháp thay thế hợp lý cho những ai yêu thích nội thất gỗ tự nhiên nhưng vẫn đắn đo về yếu tố giá cả.

3. Nhược điểm của gỗ veneer

veneer-bi-bong-troc

  • Hạn chế về độ dày

Độ dày của gỗ veneer chính là thách thức lớn cho các đơn vị sản xuất. Trong quá trình chế tác, sau khi được chà nhám ở công đoạn hoàn thiện, veneer thường sẽ mỏng hơn. Do đó, nó khó có thể được sửa chữa hơn và nhà sản xuất thường phải thiết kế lại. Tuy nhiên, một khi sản phẩm được hoàn thành, độ mỏng của veneer là không đáng lo ngại.

  • Dễ bị phồng, trầy xước hoặc bong tróc

Veneer có thể bị phồng rộp khi tiếp xúc với nước ở thời gian dài, bị trầy xước hoặc bong tróc ở phần cạnh. Để ngăn chặn điều này, đồ nội thất phải được chế tác bởi vật liệu và kỹ thuật phù hợp. 

Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí!

cua-go-bi-ho-bi-ket-bi-keu-bi-mot-phai-lam-sao/

Với nguồn vật liệu chất lượng cao, nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ các sản phẩm tủ bếp, cửa gỗ veneer Trường Thắng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng về độ bền, đẹp, tự nhiên & lành mạnh. Bên cạnh đó, kỹ thuật hoàn thiện đặc biệt cho phép giảm thiểu tối đa tình trạng phồng rộp, trầy xước và bong tróc trên bề mặt sản phẩm.