Cải tạo nhà có thể làm tăng giá trị của ngôi nhà của bạn, nhưng nó cũng có thể tốn rất nhiều chi phí. Dưới đây là hướng dẫn lập ngân sách cải tạo nhà mà bạn nên tham khảo. Bí quyết cải tạo nhà 200 triệu đẹp và tiện nghi như mới Tư vấn […]
Cải tạo nhà có thể làm tăng giá trị của ngôi nhà của bạn, nhưng nó cũng có thể tốn rất nhiều chi phí. Dưới đây là hướng dẫn lập ngân sách cải tạo nhà mà bạn nên tham khảo.
Bám sát ngân sách luôn là một thách thức và lập ngân sách cho một dự án lớn mà bạn chưa từng thực hiện trước đây lại là một thách thức lớn hơn. Khi nói đến chi phí cải tạo nhà, xây dựng ngân sách khả thi đòi hỏi một kế hoạch chi tiết và nhiều nghiên cứu. Dưới đây là các hướng dẫn ước tính ngân sách cũng như các bước lập kế hoạch giúp bạn không bị bội chi cho lần cải tạo nhà tiếp theo.
Để có được một ý tưởng gần đúng về ngân sách cải tạo nhà, hãy xem xét toàn bộ giá trị ngôi nhà của bạn. Bạn sẽ không muốn dành hơn 10 đến 15% giá trị ngôi nhà cho một căn phòng. Nếu chi tiêu nhiều hơn, giá trị của việc cải tạo sẽ không tương xứng với giá trị cộng thêm của ngôi nhà.
Ví dụ: nếu nhà của bạn trị giá 2 tỷ, số tiền tối đa bạn nên chi cho việc cải tạo nhà bếp hoặc phòng tắm là 300 triệu. Nếu ngôi nhà của bạn có giá trị cao hơn, chi tiêu cho việc cải tạo có thể cao hơn. Ngân sách cải tạo cho nhà cũ có xu hướng cao hơn nhiều so với nhà mới hơn, đặc biệt là chi phí thay mới trần, tường, sàn, hệ thống dây điện, ống nước và các tính năng khác.
Khi quyết định ngân sách cải tạo nhà, bạn nên ưu tiên chia nhỏ dự án thành các dự án nhỏ hơn tính theo phòng và xây dựng ngân sách riêng cho từng hạng mục này. Theo đó, chi phí trung bình cho cải tạo bếp cho căn hộ 2 đến 3 phòng ngủ dao động từ 100 đến hơn 300 triệu và phòng tắm là 50 đến 150 triệu.
Cách dễ nhất để duy trì ngân sách trong quá trình cải tạo là biết chính xác những gì bạn muốn. Tạo một danh sách tất cả mọi thứ bạn cần có cho dự án cải tạo nhà của mình và tách các mục theo mong muốn và nhu cầu.
Hãy suy nghĩ về thứ tự thích hợp để làm mọi thứ. Sẽ không có ý nghĩa gì khi nhận được quầy bếp mới nếu bạn biết rằng sau này bạn có thể cần phải nâng cấp tủ hoặc thay đổi kế hoạch sàn phải không? Vậy nên, làm mọi việc theo đúng thứ tự sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong thời gian dài.
Hãy tự hỏi mình những câu sau:
Sau khi xác định mục tiêu cải tạo nhà, hãy lập một kế hoạch chi tiết bao gồm chi phí dự kiến. Việc này sẽ giúp bạn xây dựng ngân sách tu sửa và truyền đạt chính xác những gì bạn muốn với nhà thầu.
Hãy xây dựng một bảng tính bao gồm từng phần của dự án và chi phí ước tính cho vật tư và thợ. Sau đây là một vài gợi ý về dự toán chi phí cải tạo nhà:
Bây giờ bạn đã biết những gì mình cần và muốn cũng như khả năng chi trả cho từng hạng mục. Đã đến lúc tìm một nhà thầu có thể hoàn thành dự án của bạn dựa trên ngân sách đề ra. Hãy tìm kiếm các công ty địa phương có đánh giá tốt và yêu cầu họ đưa ra giá thầu cho dự án của bạn. Nhận giá thầu từ ít nhất ba công ty để so sánh chính xác các chi phí.
Cuộc chiến giữa các nhà thầu không chỉ nằm ở giá. Nếu một nhà thầu ra giá thấp hơn nhiều những nhà thầu còn lại, bạn biết bạn sẽ không chọn họ. Nhân công giá rẻ nghe có vẻ hấp dẫn nhưng có thể gây ra những lỗi khiến bạn tốn nhiều tiền hơn để sửa chữa sau này. Hãy sử dụng giá thầu cạnh tranh để đàm phán với nhà thầu ưa thích của bạn.
Nếu không có ước tính nào của nhà thầu phù hợp với ngân sách tu sửa của bạn, hãy cắt giảm bớt dự án cho đến khi bạn thấy thoải mái với chi phí. Sử dụng danh sách mong muốn và nhu cầu của bạn để loại bỏ các phần của dự án mà trước đây bạn cho là ít quan trọng hơn.
Khi chọn nhà thầu, hãy yêu cầu họ xem xét kế hoạch dự án và ngân sách cải tạo nhà của bạn để xem liệu có bất kỳ chi phí nào bạn có thể bỏ qua không.
Sử dụng ước tính của nhà thầu, cũng như phản hồi để thực hiện cập nhật cuối cùng cho kế hoạch dự án của bạn trước khi bắt đầu công việc để đảm bảo dự án cuối cùng nằm trong ngân sách.
Khi tạo ngân sách cải tạo nhà, hãy sử dụng các mẹo sau để giảm bớt chi phí:
Tự tháo dỡ: Nếu loại bỏ bớt đồ đạc là một phần trong kế hoạch cải tạo của bạn, hãy xem xét phương án tự làm miễn sao những công việc đó không đòi hỏi tính chuyên môn. Đây là một cách tốt để giảm bớt chi phí nhân công.
Đặt hàng đồ đạc và tự hoàn thiện: Nhà thầu của bạn có thể sẽ tính phí mua sắm cho bạn. Vì thế, hãy rõ ràng về kế hoạch của bạn để nhà thầu nắm được bạn sẽ tự đảm nhiệm phần này.
Tự quản lý dự án: Nếu bạn cần thuê thêm nhà thầu phụ cho dự án của mình, hãy phỏng vấn và tự chọn họ thay vì nhờ nhà thầu chính làm việc đó.
Mua đồ second-hand: Thay vì mua mọi thứ hoàn toàn mới, hãy chọn các mặt hàng đã qua sử dụng hoặc tân trang lại khi có thể. Điều này có thể làm giảm đáng kể chi tiêu của bạn cho các thiết bị.
Các bước lập kế hoạch và dự trù ngân sách sẽ tiêu tốn của bạn khá nhiều thời gian có thể lên đến vài tháng trước khi dự án được thi công. Nếu có nhiều thời gian rảnh rỗi và không gấp làm nhà mới, bạn có thể tự chủ động làm việc này. Nhưng với cuộc sống đô thị bận rộn như ngày nay, việc chăm chút đến từng viên gạch, từng thùng sơn và quản lý nhân công chắc chắn sẽ khiến bạn vất vả. Có đáng không khi bạn vừa bỏ tiền thuê nhà thầu mà còn phải đứng ra làm quản lý dự án? Vì vậy, tốt hơn hết, hãy tìm một đơn vị đủ uy tín, chuyên nghiệp để gửi gắm dự án của bạn.
Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí!
Hơn 15 năm hình thành và phát triển, Trường Thắng luôn theo đuổi lý tưởng xây dựng một hệ sinh thái nội thất gỗ sồi và óc chó tự nhiên với mong muốn mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao, lành tính với vật liệu không chứa formaldehyde, không chì. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất trọn gói cho các công trình nhà giao thô hoặc cải tạo nhà ở, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!
Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tác công phu, thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.
Tin liên quan