Đại học Dị ứng, Hen và Miễn dịch Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng 50 phần trăm các bệnh về đường hô hấp là do chất lượng không khí trong nhà kém. Tác hại của tiếng ồn và phương án giảm thiểu tiếng ồn trong kiến trúc nội thất Top 10 loại cây thanh lọc […]
Đại học Dị ứng, Hen và Miễn dịch Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng 50 phần trăm các bệnh về đường hô hấp là do chất lượng không khí trong nhà kém.
Hầu hết dân số thế giới đều tập trung đông ở những thành phố và các khu vực đang phát triển, và mọi người có xu hướng dành phần lớn thời gian ở trong nhà. Khi không ở nhà, chúng ta lại làm việc, học tập hoặc thậm chí tham gia vào các hoạt động vui chơi trong những không gian khép kín. Thời gian mà chúng ta ở trong nhà chiếm đến 90%. Do đó, điều đầu tiên là phải đảm bảo chất lượng môi trường trong nhà sao cho thoải mái, năng suất và lành mạnh bằng cách tuân theo các thông số và thực hành thiết kế tiêu chuẩn về nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn, thông gió và chất lượng không khí mà chúng ta hít thở. Điều thứ hai đặc biệt quan trọng là trái với những gì chúng ta vẫn nghĩ, không khí trong nhà có mức độ ô nhiễm cao hơn nhiều so với ngoài trời.
Không khí trong nhà không chỉ có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến năng suất, mà còn rất có thể trở thành mối đe dọa tiềm tàng đối với sức khỏe của người sử dụng, vì có thể chứa một loạt các chất ô nhiễm trong không khí, bao gồm các hóa chất dễ bay hơi, các hạt và các chất ô nhiễm sinh học. Những chất độc này có xu hướng biểu hiện ngay lập tức trong môi trường xung quanh chúng ta khi có mặt trong nhiều vật liệu xây dựng, hoàn thiện hoặc thậm chí sản phẩm gia dụng hàng ngày. Mức độ phơi nhiễm tăng lên có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như hen suyễn, nhiễm trùng và ngộ độc. Trên thực tế, gần một nửa số bệnh về đường hô hấp được gây ra hoặc trở nên trầm trọng hơn là do không khí trong nhà có chất lượng kém.
Hơn nữa, một số chất gây ô nhiễm này không thể dễ dàng phát hiện và cảm nhận được bằng các giác quan thông thường nên thường tiềm ẩn những rủi ro về sức khỏe. Do đó, điều quan trọng người tiêu dùng cần trang bị cho mình những kiến thức về các chất ô nhiễm khác nhau được phát thải hoặc tạo ra bởi hầu hết các vật liệu và sản phẩm xuất hiện trong không gian sống của chúng ta. Hãy cùng Trường Thắng tìm thiểu tác hại của một số vật liệu phổ biến và các giải pháp thay thế thậm chí có thể giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
Thật đáng ngạc nhiên khi biết rằng trong nhiều trường hợp, ô nhiễm không khí trong nhà cao gấp 100 lần so với ngoài trời. Điều này sẽ khiến chúng ta phải xem xét nhiều loại và nguồn gây ô nhiễm tồn tại trong môi trường xung quanh hàng ngày.
Chất gây ô nhiễm trong nhà có nhiều kích cỡ và thành phần khác nhau. Chúng có thể là vi sinh vật như nấm mốc, phát triển trên bề mặt và có thể được nhìn thấy dễ dàng. Chúng có xu hướng phát triển trong môi trường ẩm ướt (độ ẩm 70% đến 95%) và có thể được tìm thấy ở những nơi có thông gió kém hoặc hay tiếp xúc với nước. Nấm mốc có thể giải phóng các hạt bào tử vào không khí, làm lan rộng và có thể gây hại cho sức khỏe của cư dân.
Các loại chất gây ô nhiễm vi sinh vật khác là vi khuẩn, là những sinh vật sống đơn bào được tìm thấy trên các bề mặt, không khí, trong bụi hoặc trong nước. Trong khi hầu hết vi khuẩn thường an toàn thì một số lại có thể gây hại cho sức khoẻ. Có nhiều nguồn vi khuẩn trong nhà vì chúng có thể tồn tại từ không khí ngoài trời, từ chính cơ thể người (ví dụ, vật liệu được mang vào nhà hàng ngày) hoặc từ hệ thống thông gió kém chất lượng.
Một số chất gây ô nhiễm sinh học có thể kể đến là các chất dạng phân tử như Endotoxin, là phức hợp phân tử được mang theo bởi một số vi khuẩn. Chất gây dị ứng cũng là chất gây ô nhiễm dạng phân tử có nguồn gốc từ bào tử nấm mốc, côn trùng, vật nuôi, động vật gặm nhấm, v.v.
Các hạt bao gồm virus và phấn hoa là dạng thứ ba của chất gây ô nhiễm không khí trong nhà. Chúng cũng thường được đưa vào nhà từ các nguồn bên ngoài (vật chủ kí sinh hoặc không khí). Nguồn phát sinh phổ biến của các hạt bụi trong không khí có thể phát ra từ không khí ngoài trời, hoá chất tẩy rửa và khói bếp. Chúng cũng có thể phát sinh do thiếu cân bằng về thông gió và tuần hoàn không khí gây ra bởi thiết kế thiếu thấu đáo.
Các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà khác cũng nên được đề cập. CO2 là một chất gây ô nhiễm không khí trong nhà có thể gây hại cho sức khỏe con người, nhưng nguồn phát thải chính của chất này chính là từ hoạt động hít thở của con người, khói thuốc lá hoặc do đốt nóng các thiết bị gia dụng. Giá trị điển hình của mức CO2 ngoài trời là từ 300 đến 500 ppm, chúng có xu hướng cao hơn nhiều trong nhà với nồng độ tối đa được khuyến nghị trong khoảng từ 600 đến 1000 ppm tùy theo tiêu chuẩn được thông qua.
Đối với các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) trong đó phổ biến nhất là Formaldehyde, có thể phát ra từ vật liệu xây dựng và hoàn thiện, được sản xuất hoặc tự nhiên, trong đó có chất kết dính, keo dán, sơn và thậm chí cả gỗ. Chúng cũng có thể bắt nguồn từ đồ nội thất gia đình (vải và thảm) hoặc hoá chất làm sạch hàng ngày. VOC dễ dàng bay hơi ở nhiệt độ phòng và có nồng độ cao hơn rất nhiều khi ở trong nhà do thiếu sự oxy hoá gây ra bởi ánh sáng.
Cuối cùng, một số chất gây ô nhiễm không khí phổ biến như khí Radon lại được tìm thấy trong tự nhiên do sự phân rã của uranium trong đất và nước và sẽ lan rộng ra các ngôi nhà thông qua không khí và móng nhà.
Tuy nhiên, hoạt động của các vi sinh vật khác nhau trong môi trường tiêu chuẩn cũng khác nhau. Ví dụ, khi gặp một số điều kiện (nhiệt độ, nguồn nước, chất dinh dưỡng, v.v.) phù hợp, vi khuẩn hoặc nấm mốc sẽ sinh sôi và nảy nở. Điều này áp dụng trong nước, không khí và trên các bề mặt vô cơ. Tuy nhiên, virus chỉ tồn tại trong một thời gian hữu hạn nhất định trong những môi trường như vậy. Chúng sẽ bị trơ khi ở bên ngoài vật chủ và không thể nhân lên. Do đó, cần phải bao gồm một giải pháp xử lý cho tất cả các dạng chất ô nhiễm trong những điều kiện khác nhau.
Tùy thuộc vào các yếu tố và tỷ lệ phơi nhiễm khác nhau, những chất gây ô nhiễm sinh học trong nhà sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Trong điều kiện ít tối ưu hơn, VOC, CO2, nấm mốc và các chất ô nhiễm khác sẽ tích tụ và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Những đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, khi liên tục tiếp xúc với các chất ô nhiễm sinh học nhất định có thể bị hen suyễn.
Một số loại chất gây ô nhiễm trong nhà cũng có liên quan đến chứng nhức đầu và các vấn đề về sự tập trung. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, mức độ CO2 tăng lên sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của mọi người và dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức.
Các hóa chất và chất gây ô nhiễm khác (VOCs trong đó Formaldehyde) cũng đã bị nghi ngờ hoặc được chứng minh là ảnh hưởng đến khả năng tập trung của người cư ngụ. Ngoài ra, chúng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn như kích ứng, dị ứng, nhiễm trùng và nhiễm độc. Đại học Dị ứng, Hen và Miễn dịch Hoa Kỳ cũng đã tuyên bố rằng 50 phần trăm các bệnh về đường hô hấp là do chất lượng không khí trong nhà kém.
Tỷ lệ đề xuất có thể được tìm thấy thông qua các tiêu chuẩn khác nhau trong đó ASHRAE 62.1 hoặc thậm chí một số hướng dẫn của WHO, được xem là một tài nguyên quý giá khi thiết kế bất kỳ dự án nào vì chúng chỉ định tốc độ thông gió cần thiết cho các công trình mới cũng như những dự án cải thiện chất lượng không khí trong nhà cho các tòa nhà hiện có. Nhiều trong số các tiêu chuẩn này cũng nêu bật mức độ ô nhiễm không khí tối đa (cụ thể cho từng chất gây ô nhiễm) cần thiết để duy trì chất lượng không khí trong nhà ở mức chấp nhận được.
Tuy nhiên, đo lường chất gây ô nhiễm sinh học vẫn không phải là một lựa chọn dễ dàng và dễ tiếp cận đối với hộ cư dân. Do đó, tỷ lệ ô nhiễm không khí trong nhà không phù hợp hiếm khi được biểu hiện trước khi có những khó chịu về thể chất và phát sinh các biến chứng sức khỏe tiềm ẩn. Vì khó kiểm soát hoặc khắc phục những gì không thể đo lường được, các nhà thiết kế nên chuyển sang các giải pháp thiết kế hiệu quả được ưu tiên để giảm và kiểm soát ô nhiễm không khí trong nhà.
Thách thức đặt ra cho các nhà thiết kế là gì? Và những giải pháp thay thế nào là phù hợp giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà? Mời bạn cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết.
Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí!
Hơn 15 năm hình thành và phát triển, Trường Thắng luôn theo đuổi lý tưởng xây dựng một hệ sinh thái nội thất gỗ sồi và óc chó tự nhiên với mong muốn mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao, lành tính với vật liệu không chứa formaldehyde, không chì. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất trọn gói cho các công trình nhà giao thô hoặc cải tạo nhà ở, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!
Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tác công phu, thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.
Bài viết liên quan