Mối liên kết chặt chẽ của gia chủ với văn hoá Nhật Bản đã được Takero Shimazaki Architects thể hiện rõ nét thông qua nội thất của căn hộ phong cách Brutalist này. 7 thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản độc đáo không tưởng Căn hộ phong cách wabi sabi “ấp ôm” những […]
Mối liên kết chặt chẽ của gia chủ với văn hoá Nhật Bản đã được Takero Shimazaki Architects thể hiện rõ nét thông qua nội thất của căn hộ phong cách Brutalist này.
Căn hộ nằm trong Shakespeare Tower, một trong ba tòa nhà cao tầng thuộc khu Barbican của London được xây dựng hoàn thiện vào năm 1976.
Hai chủ sở hữu của căn họ đã chuyển đến sống tại đây sau nhiều năm cư trú ở Nhật Bản. Trong thời gian sống ở Nhật, họ đã tích lũy được một kho tàng kiến thức phong phú về văn hóa và ngôn ngữ của đất nước này và mong muốn đưa chúng vào ngôi nhà trong mơ của mình.
Công ty kiến trúc Takero Shimazaki có trụ sở tại phía nam London đã được tin tưởng và giao cho trách nhiệm đại tu căn hộ này. Đơn vị đã nhanh chóng bắt tay vào và đưa ra phương án thiết kế để trung hoà thẩm mỹ tinh tế Nhật Bản với phong cách Brutalist vốn có của toà nhà.
“Để lấy cảm hứng, chúng tôi đã làm việc cùng với những kiến trúc sư Nhật Bản hiện đại đơi đầu, những người đang phải đối phó với các vấn đề tương tự về bản sắc khi chủ nghĩa hiện đại châu Âu ngày càng xâm nhập vào nước này với tốc độ nhanh chóng”, đơn vị thiết kế cho biết.
“Trong số các kiến trúc sư này, chúng tôi thấy công trình của Seiichi Shirai là đặc biệt phức tạp và thú vị nhất”.
“Ban đầu Shirai theo học triết họ ở Đức. Sau này, khi trở về Nhật Bản, anh hầu như dành nhiều thời gian làm việc với cả kiến trúc truyền thống Nhật Bản và ngôn ngữ cổ điển châu Âu với mục tiêu đạt được thành tựu siêu việt ở cả hai lĩnh vực này.”
Căn hộ đã được điểm xuyết bằng một số chi tiết lấy cảm hứng từ Nhật Bản. Ở phía sau của khu phòng khách hình chữ L là một góc ấm cúng được trải chiếu tatami nhẹ nhàng để cân bằng lại khối nhà dựng bằng bê tông xung quanh.
Một miếng sàn vá ở ngay cửa ra vào đã được hoàn thành bằng cách sử dụng araidashi – một phương pháp thủ công truyền thống của Nhật Bản, dùng đá cuội trộn với vữa, trát và rửa bằng nước trước khi để hỗn hợp khô lại nhằm tạo ra bề mặt không tì vết.
Để duy trì những thay đổi về mặt cấu trúc ở mức tối thiểu, đơn vị thiết kế đã quyết định chèn thêm một cột terrazzo màu xám chunky “ôm gọn” lấy một cạnh của căn phòng có trải chiếu tatami.
“Chiếc cột phi cấu trúc này có thể đóng vai trò là cầu nối cho hai ngôn ngữ kiến trúc nội thất khác biệt này,” Takero Shimazaki giải thích.
“Shirai cũng bị ám ảnh bởi các cột trong suốt sự nghiệp kiến trúc của mình.”
Một terrazzo tương tự đã được dùng để tạo thành một đường viền bao xung quanh các cạnh của căn hộ, tạo ra hiệu ứng “cạnh lung linh giống như nước” khi được chiếu sáng bởi ánh sáng tự nhiên từ các cửa sổ.
Gridded panels of timber have been used to partially conceal the kitchen, which has been completed with wooden cabinetry, stainless-steel countertops and glossy black-tile floors.
Một phần nhà bếp với tủ bếp gỗ, mặt bàn bếp bằng thép không gỉ và sàn gạch đen bóng được che lại bằng các tấm gỗ.
Gỗ ghép cũng xuất hiện trong phòng ngủ chính, tạo thành tủ lưu trữ và đầu giường.
Hơn 15 năm hình thành và phát triển, Trường Thắng luôn theo đuổi lý tưởng xây dựng một hệ sinh thái nội thất gỗ tự nhiên với mong muốn mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao, lành tính với vật liệu không chứa formaldehyde, không chì. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất trọn gói cho các công trình nhà giao thô hoặc cải tạo nhà ở, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!
Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí!
Bài viết liên quan