SALE Chương trình ưu đãi dành cho khách hàng cũ và mới. Truy cập tại đây.

Hiểu đúng về sản phẩm thân thiện với môi trường

Bạn có bao giờ tự hỏi đâu mới là sản phẩm thân thiện với môi trường? Liệu bạn đã hiểu đúng ý nghĩa của cụm từ thân thiện với môi trường chưa? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của bạn. Một ngôi nhà eco-wellness bền vững thực sự trông như thế nào? Thuật […]

Bạn có bao giờ tự hỏi đâu mới là sản phẩm thân thiện với môi trường? Liệu bạn đã hiểu đúng ý nghĩa của cụm từ thân thiện với môi trường chưa? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Thuật ngữ “eco-friendly” (thân thiện với môi trường) gần đây xuất hiện khá nhiều trên nhãn mác của các sản phẩm, từ bao bì đến sản phẩm chăm sóc cá nhân. Vì được sử dụng thường xuyên, nên đôi khi người tiêu dùng khó hiểu rõ được lối sống và sản phẩm thân thiện với môi trường là như thế nào. Và nếu bạn không chắc từ này thực sự có nghĩa là gì, bạn sẽ có nguy cơ bị lừa nhiều hơn bởi những tuyên bố về ý thức môi trường của doanh nghiệp.

Định nghĩa chính thức về thân thiện với môi trường là không gây hại cho môi trường

Định nghĩa chính thức về thân thiện với môi trường là: không gây hại cho môi trường. Khi nói đến sản phẩm, điều đó có nghĩa là mọi thứ từ sản xuất đến đóng gói đều cần phải an toàn với môi trường. Nhưng đây là điều khó khăn: Hướng dẫn xanh của FTC chỉ ra rằng, để sản phẩm được dán nhãn thân thiện với môi trường, bao bì phải giải thích lý do tại sao sản phẩm có trách nhiệm với môi trường. Mặt khác, nó thậm chí vẫn có thể không an toàn với môi trường nếu người tiêu dùng sử dụng không đúng cách. Những tuyên bố tiếp thị sai lệch này thường được gọi là “greenwashing”.

Greenwashing là một thuật ngữ được sử dụng khi một công ty đưa ra các tuyên bố thân thiện với môi trường (như “thân thiện với môi trường”, “bền vững” hoặc “xanh”) trên bao bì sản phẩm của mình.

Environmentally friendly“, “eco-friendly” và “earth-friendly” chỉ là những từ thay thế cho “không gây hại cho môi trường”.

“Xanh” là một thuật ngữ thông thường được sử dụng để diễn đạt bất kỳ ý tưởng nào liên quan đến ý thức sinh thái, “Birnur Aral, Tiến sĩ, Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học Sức khỏe, Sắc đẹp và Môi trường của Viện GH cho biết. “Đó là một thuật ngữ đa chiều nhưng thường bao hàm những thực tiễn tốt hơn cho cả môi trường và những người liên quan.” Một khảo sát thực hiện trên hơn 5.000 người từ hội đồng người tiêu dùng cho thấy có 65% người nghĩ rằng “xanh” đồng nghĩa với thân thiện với môi trường và ý thức sinh thái.

“Xanh” là một thuật ngữ thông thường được sử dụng để diễn đạt bất kỳ ý tưởng nào liên quan đến ý thức sinh thái

Sustainable” và “sustainability” (bền vững) có thể được định nghĩa theo nhiều cách nhưng nhìn chung, chúng đều biểu đạt cho sự đảm bảo không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên trong khi vẫn duy trì nền kinh tế thịnh vượng cho các thế hệ tương lai. Một doanh nghiệp ngoài việc đảm bảo sự giàu có cho nhân viên (và những người liên quan đến doanh nghiệp đó), còn phải giảm thiểu hoặc thậm chí đảo ngược các tác động của doanh nghiệp đó đến môi trường. Điều này cũng quan trọng như việc gia tăng lợi nhuận để hoạt động bền vững trong thời gian dài. ”

Các chuyên gia môi trường cũng thường sử dụng thuật ngữ bền vững hơn là thân thiện với môi trường. Vì mọi hoạt động liên quan đến sản xuất ít nhiều đều có tác động tiêu cực đến môi trường (ví dụ như sử dụng nước, điện và chất thải sản phẩm, v.v.). Cũng vì thế mà không có sản phẩm nào thực sự phù hợp với định nghĩa về thân thiện với môi trường. Hãy nhớ rằng, khi một sản phẩm nào đó được cho là bền vững có nghĩa là nó sở hữu ít nhất một thuộc tính duy nhất tốt cho môi trường.

Làm thế nào để tìm được sản phẩm thực sự thân thiện với môi trường

Có nhiều cách để “đưa ra quyết định thông minh và có định hướng trước khi mua một sản phẩm mới”, Sabina Wizemann, nhà hóa học cao cấp tại Phòng thí nghiệm khoa học sức khỏe, sắc đẹp và môi trường của Viện GH cho biết “một sản phẩm hiệu quả ít có khả năng bị vứt đi hoặc thay thế”, điều này giúp giảm chất thải, Wizemann nói thêm.

Tìm kiếm các sản phẩm có logo kiểm định của bên thứ ba như EcoCert Cosmos đối với mỹ phẩm hữu cơ hoặc thành phần được chứng nhận về thương mại công bằng. Đừng để bị tẩy trắng bởi những sản phẩm có biểu tượng sai và tuyên bố táo bạo. Dưới đây là những logo bạn thực sự có thể tin tưởng. Chúng biểu thị cho một khía cạnh nhất định của sản phẩm để được công nhận là thân thiện với môi trường:

Logo chứng nhận sản phẩm thân thiện với môi trường

Hướng dẫn mua sắm thông minh và bền vững

Hãy chú ý đến số lượng, trên hết, chỉ mua những gì bạn cần. Một sản phẩm được tạo thành tiêu tốn nhiều năng lượng và tài nguyên. Nếu bạn mua ít sản phẩm hơn, bạn sẽ giảm tác động đến môi trường thông qua nhu cầu thấp hơn cho quy trình sản xuất. Nếu cảm thấy rằng bạn đang dự trữ những sản phẩm hầu như không dùng đến, đã đến lúc đánh giá lại thói quen mua sắm của chính mình.

Lựa chọn các mặt hàng có thể tái sử dụng. Hãy nhớ mang theo túi có thể tái sử dụng khi mua sắm để giảm thiểu chất thải nhựa. Chuyển sang bao bì có thể tái sử dụng, chai lọ thuỷ tinh, màng bọc thực phẩm bằng sáp ong thay cho màng bọc bằng nhựa. Bạn thậm chí có thể nhận thức được tác động tích cực của mình đối với môi trường khi nói không với ly và ống hút nhựa dùng một lần.

Ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có khả năng tái sử dụng như túi vải, chai lọ thuỷ tinh, màng bọc thực phẩm bằng sáp ong

Tiêu thu hàng dệt may đã qua sử dụng. Đối với quần áo và chăn ga, cách tốt nhất để sống bền vững là tái sử dụng. Dù mặc chung quần áo với bạn bè hay mua lại trên các trang thương mại điện tử, mang đến một cuộc sống mới cho những sản phẩm này là cách làm thân thiện với môi trường hơn là tạo ra sản phẩm mới. Điều đó vẫn đúng với hàng dệt may được tái chế hoặc sản phẩm làm từ sợi tự nhiên vì điện và nước đều cần dùng trong quá sản xuất những sản phẩm này.

Nếu phải mua mới, hãy chọn sản phẩm có khả năng tái chế. Hãy tìm những sản phẩm được làm từ vật liệu tự nhiên như gỗ (ưu tiên các loại gỗ trồng đạt tiêu chuẩn FSC như gỗ sồi, gỗ óc chó). Gỗ không chỉ bền mà còn cung cấp nhiều khả năng tái chế thành những sản phẩm mới.

 

Sử dụng nội thất gỗ nhập có nguồn gốc từ những cánh rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC là xu hướng tiêu dùng bền vững phổ biến hiện nay

Sử dụng chất tẩy rửa gốc thực vật. “Hãy tìm những sản phẩm có chứa các thành phần an toàn hơn, như chất tẩy rửa từ thực vật và những sản phẩm có chứng nhận EPA Safer Choice”, Carolyn Forte, giám đốc Phòng thí nghiệm các sản phẩm chăm sóc và làm sạch tại nhà của Viện GH cho biết. Mặc dù chưa có điều luật nào đòi hỏi công khai minh bạch thành phần sản phẩm, nhưng ngày càng có nhiều công ty làm điều này. Việc làm này vừa khuyến khích các công ty sử dụng nhiều tài nguyên tái tạo tốt hơn cho môi trường, vừa giúp người tiêu dùng nắm rõ thành phần trong sản phẩm cũng như nguồn gốc của chúng.

Tìm kiếm bao bì tối giản. Tránh các sản phẩm có bao bì phụ và phim. Thay vào đó, hãy tìm những món đồ có bao bì tối giản, được làm bằng vật liệu tái chế (như bìa cứng và nhôm thay vì nhựa) như xà phòng dạng thanh thường là một lựa chọn tuyệt vời vì chúng thường có ít bao bì hay những đồ chơi được đóng gói bằng vật liệu bền vững.

Công trình thực tế được thực hiện bởi Trường Thắng

Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí!

Hơn 15 năm hình thành và phát triển, Trường Thắng luôn theo đuổi lý tưởng xây dựng một hệ sinh thái nội thất gỗ sồi và óc chó tự nhiên với mong muốn mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao, lành tính với vật liệu không chứa formaldehyde, không chì. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất trọn gói cho các công trình nhà giao thô hoặc cải tạo nhà ở, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!

Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tác công phu, thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.

Tin liên quan