SALE Chương trình ưu đãi dành cho khách hàng cũ và mới. Truy cập tại đây.

Thiết kế nội thất là gì? Vì sao nó giúp cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn?

Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thực sự biết thiết kế nội thất là gì? Và tác động đến đời sống như thế nào cho đến khi dành phần lớn thời gian ở nhà. Cắt giảm, tái sử dụng và dùng vật liệu tái chế trong kiến trúc và xây dựng Sử dụng vật […]

Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thực sự biết thiết kế nội thất là gì? Và tác động đến đời sống như thế nào cho đến khi dành phần lớn thời gian ở nhà.

Nếu không thích một ca khúc hay bức tranh nào đó, bạn hầu như có thể đổi sang cái khác dễ dàng. Nhưng kiến trúc và nội thất lại là câu chuyện khác. Một dự án thiếu thấu đáo sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Sự ảnh hưởng này mang tính nhất quán và dài hạn. Sự thật là trong giai đoạn giãn cách xã hội như hiện nay, mọi người dành nhiều thời gian hơn ở nhà. Do đó, bất kỳ sự khó chịu nào về không gian sống cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gia chủ.

Lúc này, chúng ta hiểu được tầm quan trọng của không gian nội thất đối với sức khỏe, và thậm chí liên quan đến phòng ngừa bệnh tật. Thiết kế môi trường trong nhà là trách nhiệm lớn của chuyên viên tư vấn thiết kế. Nhà thiết kế phải lập kế hoạch, nghiên cứu, điều phối và quản lý những hạng mục, để tạo ra một môi trường đủ lành mạnh và thẩm mỹ cho người sử dụng không gian.

Thiết kế nội thất là gì?

Nhiều người trong chúng ta vẫn hay nhầm lẫn giữa thiết kế nội thất với trang trí nội thất. Nhưng đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Sự lựa chọn lớp phủ, màu sắc, và phương pháp hoàn thiện, trên thực tế là một khía cạnh quan trọng của thiết kế nội thất. Nhưng không phải là đặc điểm duy nhất của khái niệm này.

Đầu tiên, cần hiểu hành vi và mong muốn của người dùng trong việc phân bổ không gian. Tổ chức luồng hoạt động là một trong những phần có thể đạt được nhờ bố trí cơ bản. Sự phân chia không gian này có thể được thực hiện thông qua những mảng tường, đồ nội thất và đồ dùng khác. Đồng thời, thiết kế nội thất còn phải chú ý đến các điều kiện sau:

  • Tính tiện nghi (nhiệt, ánh sáng hay âm thanh)
  • Công thái học
  • Quy định kích thước tốt nhất cho đồ nội thất và vật dụng
  • Đặc điểm kỹ thuật của lớp phủ, vật liệu cấu thành

Dưới đây là những vấn đề chính mà các nhà thiết kế nội thất phải chú trọng hơn:

Bố cục nội thất trong thiết kế nội thất (Layout)

Bố cục của một dự án phải cung cấp một cách cô đọng vị trí đặt thiết bị, đồ nội thất và vật dụng. Phối cảnh đầy đủ góp phần tạo nên dòng chảy không gian. Những khu vực hoạt động thường xuyên cũng được phân cấp theo thứ bậc. Đặc biệt là trong bố cục không gian mở, bố trí nội thất phù hợp là điều cần thiết nhất. Le Corbusier và Mies van der Rohe là những người đầu tiên thách thức bố cục phân cấp thông thường. Phương pháp là giảm diện tích lưu thông và sử dụng cấu trúc, đồ nội thất, vách ngăn di động để phân chia không gian thay vì tường cố định.

Để phát triển một bố cục tốt, nhà thiết kế nội thất phải xem xét các tiêu chuẩn tiếp cận, lối thoát hiểm và kích thước tối thiểu cho từng phòng. Cuốn Architects’ Data của Ernst Neufert xuất bản vào năm 1936, đã đưa ra những thực tiễn tốt nhất về kích thước cho nhiều không gian khác nhau. Tuy nhiên, sự gia tăng các căn hộ siêu nhỏ và nhà phố loại nhỏ đang phá vỡ những tiêu chuẩn kích thước. Do đó, điều cần thiết nhất khi thiết kế nội thất là phải hiểu rõ nhu cầu và đối tượng sử dụng không gian để đề xuất bố cục phù hợp.

Đồ nội thất

Đồ nội thất cố định hay di động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của dự án. Công việc của nhà thiết kế là đảm bảo rằng các lựa chọn sẽ ưu tiên cho những hoạt động thường xuyên. Và sẽ không ảnh hưởng đến việc lưu thông trong nhà.

Đối với không gian nhỏ hoặc thậm chí là siêu nhỏ, việc lựa chọn từng món đồ nội thất là điều quan trọng. Trong nhiều trường hợp, đồ nội thất tối ưu sẽ có hiệu quả hơn. Đồ nội thất có thể gấp lại, tăng / giảm kích thước như bàn ghế hay giường ngủ kèm tủ lưu trữ, được coi là tương lai của ngành nội thất.

Cây xanh

Cây xanh có thể không được coi là đồ nội thất, nhưng cũng là một khía cạnh đáng được bàn đến. Đây là yếu tố quan trọng mang lại sức khỏe, làm tăng chất lượng cuộc sống. Chúng có khả năng làm sạch không khí và hấp thụ các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà. Theo các chuyên gia, nên đặt một cây xanh cỡ trung bình với mỗi 10m² không gian.

Tiện nghi & Công thái học khi thiết kế nội thất

Sự tiện nghi không gian

Không gian tiện nghi đã trở thành chủ đề được bàn luận trong những năm qua. Chất lượng môi trường trong nhà là điều cần thiết trong một thế giới ngày càng đông đúc. Thế nên, một không gian nội thất không thoải mái, không an toàn hoặc không lành mạnh có thể gây hại rất lớn cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

Tiện nghi bao gồm tính thẩm mỹ, mùi, gió và nhiệt độ cảm nhận được khi bước vào nhà. Khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ hoặc chiến lược thụ động cũng tạo điều kiện cải thiện chất lượng sống. Vậy những tác động từ các yếu tố trực quan là như thế nào? Các yếu tố liên quan đến tính tiện nghi bao gồm:

  • Màu sắc
  • Độ sáng
  • Chiều sâu và chiều cao

Không gian chuẩn về âm thanh sẽ cho phép bạn nói chuyện mà không cần phải nói lớn tiếng. Nhiệt độ dao động từ 20 – 25 độ C sẽ tạo cảm giác thoải mái. Quá lạnh hoặc quá nóng đều gây khó chịu và là điều kiện ủ bệnh của một số loại bệnh. Mùi hôi, ve, nấm và các hợp chất khác có thể gây hại cho sức khỏe con người. Vì vậy, thông gió cũng vô cùng cần thiết để giữ cho không khí trong nhà sạch sẽ và lành mạnh.

Công thái học

Công thái học giúp không gian thích nghi tốt với đặc điểm sinh lý, giải phẫu học và tâm lý. Tạo thành mối quan hệ giữa môi trường nhân tạo với con người. Do đó, mức độ thành công của một thiết kế nội thất, có liên quan mật thiết đến công thái học. Các chỉ số nhân trắc học là cơ sở cho những giải pháp linh hoạt và hiệu quả cho người dùng.

Vật liệu & Lớp phủ

Vật liệu

Xét cùng một dòng, không phải tất cả các vật liệu hoàn thiện đều như nhau. Vật liệu thường bị chi phối bởi các yếu tố như tính thẩm mỹ, chức năng và chi phí. Nên điều quan trọng là phải xem xét thành phần và tác động của mỗi loại với môi trường trong suốt vòng đời hữu ích của chúng. Ngày nay, ở hầu hết các thị trường, vật liệu hoàn thiện rất đa dạng, cho phép đánh giá các yếu tố như nguồn gốc, độ bền, khả năng tái chế và các đặc tính vệ sinh hoặc môi trường trong tương lai của không gian thiết kế.

Do đó, việc lựa chọn lớp phủ hoặc hoàn thiện phải được xem xét ở các yếu tố sau:

  • Mục đích sử dụng của không gian. Vật liệu phải đáp ứng được chức năng sử dụng và sự đa dạng của người dùng tiềm năng. Khi lựa chọn, nên xem xét các yếu tố:

+ Mức độ lưu thông và sử dụng của khu vực

+ Điều kiện vệ sinh

+ Độ hao mòn và tiếp xúc với môi trường

+ Kết cấu bề mặt và màu sắc

  • Chất cấu thành vật liệu. Thành phần của vật liệu sẽ xác định các đặc tính sau:

+ Tính kháng

+ Tính linh hoạt

+ Khả năng uốn cong

+ Phạm vi ứng dụng

Nên xem xét thành phần của sơn, chất phủ nhựa, chất kết dính hoặc phụ gia có thể gây ảnh hưởng lâu dài đối với chất lượng không khí trong nhà.

  • Hệ thống lắp đặt. Thi công hoàn thiện có bao gồm ốc vít hoặc chất kết dính nên được thực hiện kỹ lưỡng để tiết kiệm chi phí, và tránh sai sót.

Lớp phủ bề mặt

Lớp hoàn thiện cuối cùng có tác động cao đến sự thoải mái của không gian. Bề mặt có thể được xử lý giúp chống trượt, chống dính, chống thấm. Các yếu tố được thiết kế sao cho dễ làm sạch, tránh va chạm và chuyển động mượt mà. Đồng thời phù hợp với đa dạng khả năng sử dụng của không gian. Những yếu tố này bao gồm:

+ Lớp phủ khớp nối

+ Viền cạnh

+ Phào chỉ

+ Tay nắm

Sàn gỗ với lớp hoàn thiện không chứa chì, đảm bảo chống trượt, chống trầy và chống thấm nước

Tóm lại, thấu hiểu sinh lý, giải phẫu học và tâm lý sẽ giúp đạt được sự thoải mái cao. Trong khi đó, sự đa dạng và khác biệt của mỗi cá nhân vẫn được thể hiện. Đặc điểm sinh học và thói quen sinh hoạt của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, cùng một mức ánh sáng và nhiệt độ, không phải tất cả mọi người đều thấy thoải mái. Cách tiếp cận toàn diện và đa chiều khi thiết kế là quan sát và phân tích cơ thể, tâm trí con người.

Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí!

Tham khảo từ Archdaily

Tin liên quan